Thể chất đàm thấp (đàm thấp)

THỂ ĐÀM ẨM (đàm thấp)- Nhóm người nhiều đờm, da nhờn rít, mập bụng
Có những người trời sáng 8-9h cảm thấy vô cùng mệt mỏi, nặng nề, không muốn xuống giường, chỉ muốn ngủ. Họ thường mất ngủ nhưng đó không phải là nguyên nhân vì dù có cố gắng ngủ sớm dậy sớm thì cứ đến 8-9h lại muốn ngủ. Đó là biểu hiện của tỳ vị hư, tỳ bị ẩm vây bít, bị đàm che lấp. Máu huyết tuần hoàn sẽ tập trung chạy về vị kinh vào lúc 7-9h sáng, và đến tỳ kinh vào lúc 9-11h sáng. Vì thế, người tỳ vị hư, vào khung thời gian này sẽ vô cùng mệt mỏi.
Mập, có rất nhiều hình thái khác nhau chúng ta đều nhận ra đúng không nào, tại sao lại có nhóm người mập ở bụng dưới nhỉ? Có ai nói cho bạn biết người này mập là do dương hư còn người kia mập là do đàm ẩm không?
Người mập mà mập bụng đa số là do công năng vận hoá của tỳ khí hư yếu, dinh dưỡng thuỷ dịch đáng ra được chuyển hoá thành tân dịch đi nuôi cơ thể, nhưng do tỳ vị hư yếu nên quá trình chuyển hoá bất thường biến thành ẩm ứ thành đàm tích luỹ trong cơ thể. Đó là biêủ hiện của thể đàm ẩm, họ có đặc điểm chung là bụng to cứng.
Người bình thường, sau khi ăn no bụng sẽ no căng nhất thời, chỉ một lát sau tiêu hoá thức ăn, biến thành dinh dưỡng và một phần được bài tiết ra ngoài qua nước tiểu. Tỳ khí khoẻ mạnh nên sự co giãn của cơ bụng cũng rất tốt, rất nhanh bụng đã xẹp lại như chưa ăn gì.
Còn người tỳ bị mất công năng, khả năng xúc tiến co giãn cơ rất yếu, độ đàn hồi yếu, đợi sau khi tiêu hoá thì cơ bụng cũng rất chậm để trở lại bình thường, nên bụng luôn ở trạng thái to phình.
Đàm trong cơ thể ở đâu mà ra?
Thức ăn và nước sau khi vào trong cơ thể thông qua tỳ khí vận hoá biến thành tân dịch đến khắp các bộ phận, tế bào cơ thể. Trung y cho rằng, quá trình biến dưỡng này nếu không được thực hiện tốt, “tân dịch không quy chính hoá”, thì thức ăn ta ăn vào, nước ta uống không được chuyển hoá thành tân dịch mà trở thành “nước ẩm, ẩm ướt”. Điểm mấu chốt là chức năng của tỳ hư yếu gây ra. Do đó mới nói “ tỳ là gốc của hậu thiên, là nguồn sinh hoá khí huyết”. (Thận là gốc của tiên thiên, tỳ là gốc của hậu thiên). Người có tỳ hư thì thức ăn, nước sau khi ăn trở thành ẩm ướt, làm cảm giác bụng trương đầy, có khi còn buồn nôn.
Nước ẩm đó tích tụ nhiều thì trở thành ‘ẨM”-饮, lại gia thêm nhiệt do thêm nhiệt hư ảo qua thì biến thành ĐÀM/ ĐỜM- 痰。Thể đàm thì đục và đặc.
Ta thường biết đàm ở dạng như là lớp nhầy ở màng của đường dẫn khi, khí quản như 1 lớp mô bảo vệ, giữ ẩm giúp chống kích thích từ môi trường và để ngăn chặn các dị vật, bụi, vi khuẩn,… thải chúng ra ngoài. Hay như là đàm khi ta khạc ho. Đó chỉ là đàm theo nghĩa hẹp. Đàm trong trung y là một phạm vi rộng, đàm ngàn biến vạn hoá và biểu hiện rất nhiều chứng bệnh khác nhau trong cơ thể.
Chỉ cần tân dịch không được vận hoá, ứ trệ thì chúng được “luyện thành đàm”, đàm tích tụ ở bộ phận nào đó thời gian lâu thì biến thành vật thể có hình khối như là các khối u. Chẳng hạn như trên mình xuất hiện các khối thịt tắc nghẽn, tây y gọi là khối u mỡ, còn trung y gọi là các hạch đàm. Mỡ bụng cũng là một trong những trường hợp hạch đàm, khối mỡ tích tụ.
Có trường hợp các khối u mỡ nổi lên nhiều đi bệnh viện để phẩu thuật cắt đi, cắt rồi lại mọc cái khác không thể dứt được. Vì cơ thể cứ sản sinh đàm mà. Do đó, cần hoá đàm, tiêu đàm, loại ẩm. Làm cho tỳ khí khang phục thì mới đi hết căn nguyên.
Trong tự nhiên, các đoạn sông suối mà nước không chảy thì gọi biến thành đầm bùn sình lầy, rất hôi tanh. Ẩm trong cơ thể cũng vậy, hỗn hợp các tân dịch và chất bài tiết trở thành đàm ẩm lâu ngày trong cơ thể cũng tạo mùi hôi cho cơ thể. Đó là lý do một số người có mùi hôi, chiếc giường, cái phòng họ ngủ qua cũng để lại mùi hôi của chính họ. Cơ thể cũng cảm thấy nặng nề.
Với người tỳ hư yếu thường chán ăn, thậm chí không thèm uống nữa. Họ không thể dung nạp thêm, đó cũng là cơ chế tự nhiên của cơ thể. Tiêu hoá không được rồi thì làm bạn trở nên chán ăn, giảm ăn để giảm gánh nặng cho tỳ, tạo điều kiện cho tỳ phục hồi. Do đó, mỗi ngày uống 8 ly nước không đúng với tất cả mọi người. Tuỳ theo thể trạng cao thấp, mập ốm, dạ dày to dạ dày nhỏ, tỳ kiện tráng hay là hư yếu mà lượng nước, thức ăn tiêu thụ không giống nhau. Với người tỳ hư thì uống ít nước lại tốt cho cơ thể hơn. Chúng ta thường thấy các chị em đắp mặt nạ dưa leo, cà chua cấp ẩm dưỡng da. Nhưng lượng ẩm này có là gì so với lượng nước ta uống vào. Vì vậy, chi bằng cải thiện cơ thể để lượng nước đó phân tán đến được da, nuôi dưỡng da.
Tỳ hư, chiếc bụng bát nháo, toàn bộ hệ thống tiêu hoá công năng đều bất thường. Phân nát không thành hình, trung y gọi là tiện đường. Nghiêm trọng thì phân có xuất hiện phân sống, phân lỏng có kèm những mảnh thức ăn sống chưa được tiêu hoá.
Thể đàm ẩm và chứng rụng tóc
Nói đến tóc, thì trung y cho rằng chủ yếu là có liên quan tới máu gan và thận tinh. Thận tinh quyết định tóc nhiều ít, và chất tóc mềm cứng mướt khô. Tiên thiên thận tinh không đủ có thể làm tóc ít, vàng khô, mỏng. Ngoài ra, gan thận tinh huyết giúp nuôi dưỡng tóc, cho nên thường ngày chú ý bổ dưỡng gan thận tinh huyết, ăn các thực phẩm màu đen hay các qủa hạch giúp mái tóc khoẻ đẹp.
Tuy nhiên, với thể chất đàm ẩm thì tóc rụng là do đàm ẩm nội sinh, huyết ứ huyết nóng, chưng hấp chân tóc, da đầu cũng tiết nhiều dầu và gây ngứa. Cũng không loại trừ khả năng tỳ hư ảnh hưởng đến chức năng gan thận, gây thiếu khí huyết mà rụng tóc.
Thể chất đàm ẩm có thể mô tả qua 3 từ “đục, dính, nhờn” ở khắp mọi nơi trong cơ thể, từ khoang miệng, khớp, phân, bề mặt da. Da họ luôn đổ nhiều mồ hôi dầu. Ngoài ra, hai mí mắt là nhục luân có liên quan đến tỳ. Tỳ hư trì trệ ẩm ướt nhục luân tức hai mí mắt cũng phùng thủng, sưng mí mắt.
Những người mập có thể chất đàm ẩm, tỳ hư cũng thường đổ mồ hôi nhễ nhại, ăn một bữa cơm hay đi vài bước cũng đổ mồ hôi. Do đàm ứ trong cơ thể làm đường khí đạo không thông, khí trệ, hoá nhiệt, nhiệt chưng hấp tân dịch gây ra mồ hôi.
CHĂM SÓC TỐT TỲ (LÁCH), ĐÀM ẨM SẼ KHÔNG GÂY PHIỀN BẠN NỮA
Ăn uống chẳng phải đều dựa trông vào tỳ vận hoá đó sao? Bởi vậy nói, trong ngũ tạng thì thận là gốc của tiên thiên, còn tỳ là gốc của hậu thiên. Tỳ là nguồn sinh hoá khí huyết, tỳ không phải rất quan trọng đó sao? Tỳ chịu trách nhiệm vô cùng lớn, công việc nặng nhọc, mỗi ngày không ngừng nghỉ, chúng ta không thể bỏ lo không chăm sóc.
  • Ăn quá độ hại tỳ gọi là “ăn hại rồi’
    Cuộc sống hiện đại có điều kiện hơn, thích ăn gì thì ăn nấy, một bàn đầy ắp đồ ăn, ăn cho thoả mãn. Không ăn thì lỗ, thì thiệt sao? Thật ra, ăn nhiều mới là mất mát… Vừa ăn vừa uống. Những người tiếp khách thì bàn công việc, căng não ngay trên bàn nhậu, ăn nhiều nhưng lại không tập trung thưởng thức mà suy nghĩ cho công việc, các mối quan hệ… cũng hại tỳ, hình tượng những “anh sếp bụng bự” thường thấy.
  • Tỳ thích vị ngọt
    Người thể chất đàm ẩm, béo bụng thường lại thích ăn ngọt béo, bánh kem, socola,… Tỳ thích ngọt, tuy nhiên thích và trở nên nghiện cái vị ngọt này làm chúng ta dễ đi quá độ. Hôm nay ăn 1 muống đường cảm thấy rất ngọt ngào. Nhưng ngày mai, ngày sau, sau nữa thì 1 muỗng đường đã trở nên nhạt nhẽo và bạn không ngừng tăng độ ngọt. Đồ ăn vặt hiện đại ngày nay cũng vì vậy mà độ ngọt khá cao. Hơn nữa, không chỉ ăn cho vui mà còn ăn đến no bụng. Ngọt béo quá mức, gây hại tỳ, không chỉ béo mập mà còn làm trương bụng, thân thể nặng nề, rụng tóc, miệng dính nhớp,…
  • Bệnh gan cũng dễ ảnh hưởng đến tỳ.
    Đơn giản nói thì gan thuộc mộc, tỳ thuộc hành thổ. Mộc khắc thổ. Gan bệnh thì dễ ảnh hưởng đến tỳ vị theo. Khi tâm tình không tốt, khí gan trì trệ, khí trệ hoá hoả, dẫn đến nóng dạ dày, gan hoả thì phạm đến dạ dày gây ợ chua là vậy.
  • Tỳ chủ ý, suy nghĩ nhiều cũng hại tỳ
    Từ góc độ tâm lý, trung y cho rằng tỳ chủ ý, suy nghĩ. Các hoạt động tư duy tinh thần đều dựa vào tỳ khí kiện vận. Quá trình ăn uống, tiêu hoá, hấp thụ năng lượng đầy đủ, khí huyết đầy đủ làm thoả mãn năng lượng cho hoạt động tư duy tinh thần. Ngược lại, nếu suy nghĩ quá mức thì làm tỳ thêm gánh nặng, do đó nói suy nghĩ quá nhiều hại tỳ.
Đặc biệt trong lúc ăn uống, tỳ khí đang làm chức năng vận hoá, khí huyết cũng tập trung về dạ dày, công việc rất nặng nhọc, nếu lúc này ta còn vừa ăn vừa xem ti vi, nói chuyện, bàn công việc, chơi trò chơi,… sẽ làm tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Ảnh hưởng đến hoạt động vận hoá của tỳ, thức ăn không được vận hoá tốt trở thành đàm ẩm tích tụ trong cơ thể.
Tóm chung lại, người có thể chất đàm ẩm có các đặc điểm sau:
  • Lưỡi to mập, có dấu răng, rêu lưỡi dày, dính nhớt có màu trắng
  • Hình thể thường là người mập, bụng to mỡ nhũn nhẽo.
  • Da mặt đổ đổ dầu nhờn, đổ nhiều mồ hôi dính nhớp. Da đầu nhiều dầu, mồ hôi. Tức ngực, nhiều đàm. Thích ăn đồ ngọt, béo, kem…
  • Tính tình khá ôn hoà, ổn định, nhẫn nại.
  • Khó thích ứng với tiết trời mưa độ ẩm cao.
NGUYÊN LÝ ĐIỀU CHỈNH THỂ CHẤT LÀ HOÁ ĐÀM LOẠI ẨM, THÔNG KHAI KHÍ CƠ. LOẠI ẨM ĐẦU TIÊN CẦN KIỆN TỲ.
  • Thực phẩm chỉnh lý thể chất khuyên dùng: bột ngũ trân kiện tỳ loại ẩm, bột hoaì sơn, bột cải kale, bột nghệ.
  • Thực phẩm thường ngày nên dùng: giá đậu nành, củ cải trắng, bí xanh, rong biển, hành tây, loquat, bạch quả, táo đỏ, đậu đỏ nhỏ, bắp cải, sơn tra, đậu lăng trắng, đậu xích đỏ, trần bì, lá sen
  • Không nên bạo ăn bạo uống, ăn 7-8phần no. Giảm tránh thức ăn béo, ngọt, dầu mỡ, hàn lạnh. Không nên uống rượu bia, đặc biệt tránh xa nước ngọt, ngọt sinh đàm.
  • Món ăn bài thuốc điển hình: cháo lá sen (lá sen khô 30g + 50g gạo), cháo trần bì (trần bì 15g, gạo 100g), cháo ý dĩ, sơn tra, đậu lăng trắng. Trà gừng, táo, đường đỏ: gừng tươi 250g, táo đỏ 20 trái, nước 1,5 lít. Nấu sôi, đun lửa nhỏ 15 phút sau đó tắt bếp thêm lượng đường thích hợp.
  • Sinh hoạt thường ngày: môi trường sống khô ráo, nên có nhiều hoạt động ngoài trời, phơi nắng, ngủ sớm dậy sớm, tránh hàn ẩm, thức khuya, mùa hè giảm ngồi máy lạnh. Hoạt động thể thao thích hợp như đi bộ nhanh, đánh cầu lông, leo núi, chạy xe đạp… hoạt động ngoài trời.
  • Có thể thực hiện cứu điếu ngải tại các huyệt vị: Huyệt phong long, huyệt túc tam lý, huyệt thuỷ phân, trung quản, tỳ du, phế du, và huyệt âm lăng tuyền.
  • Ngâm chân thảo dược kiện tỳ loại ẩm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *