Thể chất khí suy

THỂ CHẤT KHÍ SUY- Nhóm người có hơi thở ngẵn, dễ hụt hơi

Rau muống ngon nghiện đối với một số người, nhưng nếu bạn bị suy khí thì nên tránh xa nó ra nhé.
Biểu hiện của người suy khí, nguyên khí thiếu hụt:
– Mệt mỏi- hơi thở ngắn – dễ đổ mồ hôi.
– Tiếng nói yếu nhẹ, nói không ra tiếng, hơi ngắn lười nói. Dễ ra mồ hôi lạnh (ko bình thường), vận động nhẹ hoặc không nóng lắm cũng ra mồ hôi. Lưỡi nhạt màu, to dày, có dấu răng ở viền lưỡi, mạch yếu.
– Cơ bắp mềm nhão, dễ mệt mỏi, không có lực.
– Tâm lý hướng nội ít giao tiếp, không có tinh thần lắm, không thích mạo hiểm.
– Dễ bị cảm, cảm đi cảm lại, phản ứng sốt, ho, xì mũi ko nặng nề nhưng cứ kéo dài, trận này vừa hết lại cảm trận tiếp
– Nội quan xuống cấp dễ mắc bệnh, khi mắc bệnh thì khó khỏi.
– Thích ứng môi trường kém, không thích gió, lạnh nóng, ẩm…
– Dễ đổ mồ hôi (dù vận động nhẹ và nhiệt độ mt không nóng) và sau đó cơ thể, tay chân lạnh. Loại mồ hôi này ko phải quá trình bài tiết bình thường mà trong đó có lẫn cả thanh dịch (dịch cơ thể). Người suy khí hỏa ít, nghiêng về hàn lạnh. Thường tâm, tỳ cũng suy yếu.
(Thể chất dương suy, cũng có biểu hiện sợ lạnh, đa số tỳ vị hàn, thiếu khí huyết)
Và đây là biểu hiện diễn ra liên tục trong thời gian dài mới gọi là thể chất suy khí, khác với mệt mỏi suy khí tạm thời do bệnh, hậu phẫu thuật,… sẽ hồi phục lại sau một thời gian.
Trong trung y có nhiều loại khí: nguyên khí, dưỡng khí, vệ khí, tinh khí, tông khí…lục phủ ngũ tạng khí.
Trong đó thể chất suy khí là thiếu hụt nguyên khí, nguyên khí là tiên thiên khí đã có do cha mẹ truyền cho chúng ta, và cần được nuôi dưỡng trong quá trình sống.
Nguyên nhân suy khí có thể do từ khi sinh ra nguyên khí yếu hoặc là quá trình sống thiếu nuôi dưỡng nguyên khí. Nguyên khí thiếu hụt, lục phủ ngũ tạng cũng suy yếu, ví dụ khí tâm suy, không thể vận hành huyết dịch, cơ thể mệt mỏi, không có sức, không nuôi dưỡng tóc, tóc rụng. Nếu tỳ khí suy thì ảnh hưởng chức năng tiêu hoá, biến dưỡng dinh dưỡng. Chính khí suy yếu thì trượt khí thắng thế, bệnh lũ lượt kéo tới.
Nguyên nhân dẫn đến suy khí?
– Do làm việc, học tập, lao lực quá sức mà không nghỉ ngơi bù dưỡng. Khí cũng là một dạng năng lượng, tiêu hao quá mức ngày càng ngày suy yếu nhanh. Tuổi trẻ thường ỷ lại, thức đêm tiêu hao chính khí, về già nguyên khí vốn tự nhiên đã giảm dần, thì càng nghiêm trọng hơn.
Thực tế bản thân mình là người trẻ cũng vì suy khí nặng ảnh hưởng sâu rộng đến sức khoẻ và công việc. Những tháng ngày cấp 3, đại học của mình toàn là ăn mì tôm, sang sang có thêm rau muống và học tập, làm việc thâu đêm suốt sáng, do đó đã phải trả giá khi ở độ tuổi rất trẻ chỉ mới ngoài 30 tuổi. 
– Nằm lười quá nhiều cũng tổn thương khí. Khí vốn là động, cần vận động để vận hành. Nằm lười thường xuyên cơ quan ảnh hưởng đầu tiên là tỳ. Tỳ chủ tứ chi, tứ chi không động đậy thì tỳ không thể vận hoá tốt, dẫn đến chán ăn, khả năng chuyển hoá biến dưỡng cũng thấp, tinh khí dưỡng khí không có càng thêm suy hại nguyên khí.
– Những người giảm cân nhanh bằng cách nhịn ăn sau khi đạt được cân nặng như ý thì cũng trở nên suy khí. Sắc mặt nhợt nhạt, không có sức lực, tinh thần, hệ miễn dịch suy yếu. Khí cũng như là vệ sĩ bảo vệ chúng ta như chiếc áo mưa tàng hình, dù không nhìn thấy như sự hiện diện đủ đầy của chính khí giúp chúng ta không bị ướt mưa, không dễ mắc bệnh.
Nguyên khí là món quà trân quý mà cha mẹ cho chúng ta lúc lọt lòng, chúng ta cần sử dụng tốt và bảo vệ nó, nuôi dưỡng nó. Vậy nên, trong hoạt động sống hàng ngày, chúng ta cần chú ý không nên vận động làm việc quá lao lực, không nên thức khuya thường xuyên. Cần vận động phù hợp. Các thực phẩm bổ khi cũng không ít. Hoàng kỳ và hoài sơn là vị thuốc thực phẩm tốt cho người suy khí.
Bữa ăn hàng ngày cần bổ sung năng lượng từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu như là kê, đại mạch, đậu nành, đậu lăng, đậu đỏ, khoai tây, hoài sơn, cà rốt, nấm đông cô, táo đỏ, táo, gạo nếp, bạch quả, bí đỏ, nhãn, đậu phộng, hạt sen, nấm thủ hầu, khiếm thực, khoai lang, hạt dẻ, nhân sâm, đẳng sâm.
Nhân sâm có tính dược liệu cao, không phù hợp dùng thường xuyên. Vì thế đẳng sâm được xem là an toàn
bình hoà hơn trong dưỡng sinh.
Thực phẩm – dược phẩm dưỡng sinh khuyên dùng để chỉnh lý thể chất khí suy: bột ngũ trân, bột hoài sơn, nước ép kỷ tử tươi nguyên chất, kỷ tử khô, táo đỏ, tiểu mạch mầm, và kết tinh củ dền hay nước ép củ dền (nếu có thiếu máu kèm theo)
CẦN TRÁNH CÁC THỰC PHẨM GÂY THÁO KHÍ: Rau muống, cau, củ cải sống.
Có thể cải thiện thể chất bằng cứu điếu ngải tại các huyệt: túc tam lý, huyệt quan nguyên, chiên trung, thần khiết.
– Thường xuyên day ấn huyện túc tam lý cải thiện suy khí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *