Chuyện về 11 chú cá – Chăm sóc SK theo thể chất

CÂU CHUYỆN VỀ 11 CHÚ CÁ

Trong một hồ cá nuôi 11 chú cá vàng. Cá nuôi có tốt hay không là do chất lượng nước trong hồ quyết định. Nếu nước có vấn đề làm cho cá bị nổi đốm, tróc vảy thậm chí lật bụng chết đi. Vậy chúng ta nên làm gì cho đúng?
Thay cá, vớt giục những con cá bị bệnh đi chẳng thể nào giải quyết triệt để vấn đề đúng không nào?
Điều chúng ta cần chính là phải thay nước.
Chính là đạo lý đơn giản này.
Trong cơ thể của mỗi chúng ta, đang nuôi dưỡng 11 chú cá. Đó chính là “lục phủ ngũ tạng”.
Tại sao lại nói như vậy? Vì cơ thể chúng ta 70% là nước, huyết dịch của chúng ta 80% là nước. Lục phủ tạng đang được ngâm trong hồ nước này.
Lục phủ ngũ tạng được nuôi dưỡng bằng gì? Tất nhiên là huyết dịch rồi. Vậy dưỡng tốt hay không tốt là do yếu tốt nào quyết định? Chính là thể chất của mỗi người quyết định. Làm thế nào để biết thể chất tốt hay không tốt?
Chúng ta phải đến bệnh viện để làm các xét nghiệm lớn nhỏ kiểm tra máu, nước tiểu, phân…
Chúng ta kiểm tra mỡ máu cao, nghĩa là hồ cá của mình có quá nhiều dầu, làm máu bị đặc dính tụ lại.
Có một chỉ số khác gọi là axit uric. Đó là chất axit lẽ ra phải đi tiểu nhưng hiện nay không đi tiểu được mà đọng lại trong cơ thể, gọi là axit uric, tức là chất axit trong ao cá vượt tiêu chuẩn.
Bạn đã bao giờ nghe đến chỉ số aminotransferase? Nó là chỉ số kiểm tra công năng của gan. Gan làm nhiệm vụ giải độc. Nếu gan không làm tốt công việc của nó, dẫn đến “rác” sẽ đi lại vào dòng máu và chúng ta có thể phát hiện ra nhờ xét nghiệm chỉ số transaminase cao.
Vậy giả như trước khi đến bệnh viện làm xét nghiệm 7 ngày chúng ta mỗi ngày đếu ăn thịt, uống rượu, dùng thuốc và thức khuya mỗi ngày. Bạn có tin là 70-80% là có thể kiểm tra ra chỉ số transaminase cao. Vậy chúng ta cần phải nhập viện, uống thuốc ngay lập tức không?
Thật tế là không cần, chỉ cần trong vòng 1 tháng chúng ta điều lý ít ăn thịt, uống rượu, nghỉ ngơi đầy đủ thì chỉ số đó có thể trở về bình thường.
Vì vậy bạn cân nhớ rằng, khi nghe nói transaminase cao thì nhất định nhớ đến hồ cá của chúng ta các vật chất hoá học đang bị qúa mức, vì gan là hoá giải các độc tố hoá học.
Đường huyết của chúng ta là phụ thuộc vào chức năng của tuyến tụy, nhưng không lấy máu từ tuyến tụy mà chỉ đo lượng đường trong máu bằng cách chích ngón tay của bạn. Không có máu được rút ra từ các cơ quan.
Và các chỉ số quen thuộc như axit uric, creatinine, transaminase, protein trong nước tiểu, axit alanine glutamic, huyết áp, lượng đường trong máu, cholesterol, mật độ cao, mật độ thấp. Người ta phát hiện các chỉ số này đều là qua máu.
Cũng có nghĩa là, khi bất cứ cơ quan nào có vấn đề thì cũng là huyết dịch bất thường.
Lipid máu cao tương đương với hàm lượng dầu cao trong ao cá của chúng ta; axit uric cao tương đương với các chất có tính axit cao trong ao cá; transaminase cao tương đương với các chất hóa học cao trong ao cá.
Nói chung chúng là rác rưởi trong huyết dịch của chúng ta. Nhưng khi các chỉ số này được phát hiện cao, thông thường người ta không chú ý dọn rác, mà chỉ tìm cách để làm cho các chỉ số này về chuẩn.
Chẳng hạn chứng huyết áp cao ở ngừơi béo phì thì dùng thuốc làm giãn huyết quản để làm giảm áp lực máu. Nhưng nguyên nhân huyết áp cao ở nhóm người này là do chất béo trong máu cao làm xơ hoá mạch máu, làm thành huyết quản trở nên hẹp mà ra. Lẽ ra ta cần dọn dẹp thải độc, loại chất béo khỏi huyết dịch. Đó là lý do bệnh cao huyết áp chữa mà không hết.
Cây trồng tốt cần đất tốt. Cá nuôi tốt cần chất lượng nước tốt. Cơ thể khoẻ mạnh hay không là do thể chất quyết định.
Tiếp đến, vấn đề của thể chất của chúng ta đã được phát hiện ra rồi. Nhưng lại phát sinh một vấn đề khác.
Chính là y học hiện đại thì phân ra các chuyên khoa.
Nghĩa là mỗi bác sĩ sẽ quản lý một chú cá, mỗi cơ quan là một khoa riêng: khoa tim mạch, khoa gan mật, khoa hô hấp, khoa tiết niệu,…
Nên chúng ta đi bệnh viện thì các cơ quan sẽ được phân chia theo các chuyên gia khác nhau.
Cá màu đỏ sẽ giao cho chuyên gia tim mạch.
Cá màu đen sẽ gian cho chuyên gia thận, và có thể sẽ được thay thận.
Cá màu nâu sẽ được đưa đến chuyên gia gan mật để cắt túi mật thay gan.
Cá màu trắng sẽ được mang đến chuyên gia hô hấp
Cá màu vàng sẽ được giao cho khoa lách, dạ dày- khoa tiêu hoá.
Có thể hiểu là mỗi chú cá sẽ được chuyên gia phụ trách mà không cần quan tâm đến các chú cá khác. Chuyên gia sau khi khám bệnh cho cá thì thông thường sẽ có 3 hướng giải quyết.
** Hướng giải quyết đầu tiên là sẽ rắc thuốc vào hồ cá, là cho uống thuốc.
Chẳng hạn chú cá màu đên bị nổi đốm, để chữa cho nó cần rải thuốc tiêu viêm vào hồ cá. Khi bệnh đốm của cá đen đã đỡ hơn thì các chú cá khác do ăn thuốc tiêu viêm mà bị ảnh hưởng, lớn chậm, hoặc ngửa bụng.
Có hiện tượng như vậy không?
Tương tự, khi chúng ta bị cảm, ho, dị dứng, cao huyết áp, cao đường huyết, mất ngủ, các chứng bệnh đều được kê khai thuốc, dùng rồi tốt hay là không tốt? Mọi người sẽ thường hỏi bệnh không uống thuốc thì làm gì? Chúng ta đều biết là trên bao bì của mỗi loại thuốc NSX đều có ghi rõ thuốc này sẽ có tác dụng phụ tới cơ quan A, B, C… mà.
Bệnh tiểu đường rất đáng sợ đúng không, có thể xem nó là một trong ba sát thủ lớn nhất của sức khoẻ, không chữa được và chỉ dùng thuốc đến khi các cơ quan khác bị ảnh hưởng và ngã quỵ.
** Hướng giải quyết thứ hai là “vớt cá bệnh giục đi” nghĩa là cắt bỏ cơ quan bị bệnh.
Đừng nghĩ rằng vứt bỏ con cá nhỏ thì mọi chuyện sẽ ổn, nếu con cá nhỏ đã có vấn đề thì con cá lớn sớm muộn gì cũng gặp vấn đề.
Trong cuộc sống chúng ta thường gặp phải trường hợp này, bác sĩ cho biết việc cắt bỏ những cơ quan nhỏ này không có tác dụng gì nhiều đối với cơ thể nên đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ amidan, túi mật, tử cung, vú và ruột thừa.
Nhưng sau khi phẫu thuật, vài năm sau sẽ tái phát, không phải vấn đề này hay vấn đề kia, nếu bạn đi khám, bác sĩ sẽ chỉ nói với bạn rằng đó là di chứng của cuộc phẫu thuật.
**Hướng giải quyết thứ ba là “thay cá” tức là thay tạng.
Nhiều người trong chúng ta bỏ ra 70tr, 100tr, 200tr thậm chí tiền tỉ để thay thế những con cá lớn như tim, gan, thận, sau khi thay thế những cơ quan này, bạn sẽ thấy rằng nhiều người sẽ không thể sống sót sau ba, năm năm.
Nếu không được thay nội tạng và không mắc bệnh này thì bình thường bạn có thể sống thêm 20, 30 năm nữa, sau khi thay nội tạng, có người thậm chí không thể sống sót sau ba tuần hoặc ba tháng, nhưng họ có thể sống được ba, năm năm, thực sự được gọi là kỳ tích.
Vì sao gọi là kỳ tích?
Nếu bỏ một trái tim, một lá gan, một quả thận tốt vào trong máu bẩn, có thể sống được vài năm mới là kỳ tích. Tại sao? Bởi vì khi tình trạng nội tạng của bạn trở nên nghiêm trọng, không chỉ bản thân nội tạng đó có vấn đề mà máu cũng đã đạt đến mức rất bẩn. Cho dù có được một cơ quan mới thì cũng khó có thể sống sót khi bị ngâm trong máu bẩn như vậy!
Các chuyên gia sẽ xem cá và kêu gọi điều trị, sau khi chẩn đoán rõ ràng, ba cách điều trị duy nhất cho bạn là dùng thuốc, cắt bỏ và thay thế nội tạng.�Vậy là họ không quan tâm đến máu, tức là vấn đề thể chất? Họ không quan tâm!
Vì vậy sau khi bỏ ra hàng trăm hàng tỉ điều trị thì bạn vẫn sẽ được nói cho là bệnh có thể tái phát. Hay là được phổ biến rằng bệnh tim mạch không chữa được, tiểu đường không thể khỏi, cao huyết áp không thể cải thiện…
Vậy chữa không được thì phải làm sao? Phải thay nước. Có nghĩa là cần phải cải thiện thể chất. Gọi là “điều lý thể chất”.
Khi chúng ta thay nước, không chỉ chú cá màu đen được hồi phục mà các chú cá khác trong hồ cũng khỏe mạnh hoạt hóa hơn. Vì vậy, khi mình điều lý cơ thể cho một bệnh về mắt hay bệnh phụ khoa, điều lý xong thì bất ngờ phát hiện chứng mắt khô, những đốm màu trên da mặt, ngứa da…và các chứng bệnh khác cũng được hồi phục theo.
Rất nhiều người khi điều lý bệnh cao huyết áp, dị ứng vừa được điều xong thì vui mừng tuyệt diệu vì cảm thấy giấc ngủ cũng cải thiện, tiêu hóa cũng tốt, da thì sáng mịn hơn, đốm tàn nhan mờ đi, cơ thể cũng thon gọn săn chắc hơn.
Chỉ điều lý một chứng bệnh, các chứng bệnh khác cũng được phục hồi.
Đó chính là nguyên lý của trung y. Trung y chủ về dưỡng không phải chủ ở trị. 

Khoa học về điều lý thể chất, cần thiết thực hiện theo 3 bước.

1. Bước 1 là điều lý quan niệm của bạn
Quan niệm thông rồi thì mới biết cần điều lý cái gì. Và thông rồi thì chắc chắn bạn sắp trở nên khỏe trở lại, những người xung quanh bạn cũng được lợi lạc.
2. Bước 2 là điều lý thói quen lối sống
Vì rác trong hồ nước là chính chúng ta quăng vào. Mỗi ngày với thói quen sai lầm thức khuya, uống rượu, ăn nhiều thịt, hút thuốc, không vận động, ham dùng máy lạnh… không ngừng quăng rác vào hồ.
3. Bước 3 mới là điều lý cơ thể
Quan niểm thay đổi thì thói quen mới thay đổi. Khi thói quen thay đổi rồi, rác không còn tiếp tục bị quăng vào hồ rồi thì lúc này điều lý cơ thể là chuyện thành công nửa phần rồi.
Điều lý cơ thể cần nhất chính là kiên trì!
Bởi vậy, người bệnh nên tự phản tỉnh lại xem, mắc bệnh không dễ dàng. Những thói quen xấu liên tục trong suốt 5 năm, 10 năm, 30 năm mới có thể gây bệnh cao huyết áp, tiểu đường, ung thư. Nhưng để điều lý cơ thể chỉ 3 tháng, nửa năm cũng không có kiên trì được.
Cơ thể người tế bào dạ dày 7 ngày sẽ đổi mới một lần, tế bào da 28 ngày , tế bào gan mất 180 ngày, thế bào hồng cầu 120 ngày sẽ thay thế mới một lần. Trong vòng khoảng 1 năm 98% tế bào trong cơ thể đều được thay mới. Nhưng tế bào xương thì mất đến 7 năm.
Dù dùng phương pháp nào thì điều lý cơ thể cũng phải cần một quá trình, đôi khi quá trình đó gặp phải đau đớn khó chịu mới cho kết quả.
Thông qua câu chuyện 11 chú cá bạn phần nào hiểu nguyên lý chữa lành của bệnh viện và theo thể chất khác nhau thế nào rồi chứ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *