Hoài sơn thiếc côn dược liệu

Nhìn vào bức hình củ hoài sơn mọc trong đất, bạn có suy nghĩ gì không?

Cùng tìm hiểu về hoài sơn, so sánh hoài sơn dược liệu thiếc côn và hoài sơn thông thường nhé.
Sự sinh trưởng của củ hoài sơn đâm vào đất là cả một sự khó khăn. Và hoài sơn đặc biệt hút dinh dưỡng từ đất ghê ghớm. Đặc biệt là hoài sơn thiếc côn dược liệu, với rất nhiều lông trên củ hơn hoài sơn thực phẩm nên hấp thu được nhiều dinh dưỡng từ đất hơn. Đất cũng suy kiệt hơn sau mỗi vụ trồng.
Trong canh tác hoài sơn dược liệu thì phải tuân thủ “1 năm canh tác, 7-10 năm dưỡng đất”. Đất trồng hoài sơn thì không được trồng các loại cây ăn củ như khoai tây, đậu phộng,… Hoài sơn cần được trồng độc lập. Và luân canh sẽ chọn những loại hoa màu không lấy củ.
Quá trình thu hoạch hoài sơn cũng vất vả không kém.
Hoài sơn trồng trên đất cát không được chọn làm dược liệu. Mà đất sét thịt (dính và cứng chắc) mới cho hoài sơn có giá trị dinh dưỡng dược liệu cao.
Nói sơ sơ, cho thấy để trồng ra hoài sơn dược liệu hữu cơ là vô cùng tỉ mỉ nghiêm khắc. Chất lượng đất trồng vô cùng quan trọng để bắt đầu xuống giống.
Hoài sơn có trên trăm loại, nhưng chỉ có hoài sơn thiếc côn ở Jiaozuo (Giao Tác) là được chỉ định làm dược liệu, được mệnh danh là bảo vật bảo dược của TQ. Đối với nông sản và dược liệu thì chỉ dẫn địa lý là linh hồn. Với hoài sơn dược liệu, theo GB/T 20351-2006 xác nhận 6 khu vực thuộc Jiaozuo gồm 沁阳、温县、博爱县、武陟、修武、孟州 là khu vực bảo tổn của hoài sơn dược liệu.
Cũng giống như trái xoài cát Hoà Lộc, dứa mật Nghệ An vậy, dù có mang giống đi trồng ở vùng khác thì cũng không cho được chất lượng hương vị giống như trồng tại quê hương của nó.
Giao Tác (Jiaozuo)  nằm ở phía tây bắc của Hà Nam, giáp sông Hoàng Hà ở phía Nam và dãy núi Thái Hành ở phía bắc tạo thành một địa hình sừng bò với địa chất độc đáo.
Đất ở Jiaozuo (Giao Tác) gồm 3 loại là đất cát, đất thịt và đất mùn. Trong đó, hoài sơn được trồng trên đất mùn được đánh giá là tốt nhất, có giá trị dược liêu cao nhất. Sơ với hai loại đất kia, đất mùn (sét thịt) có kết cấu chắc, đất ướt thì dính, khô thì cứng. Hoài sơn trồng trên đất này sinh trưởng chậm, củ mọc cong queo méo mó không đẹp mắt nhưng thịt củ chắc, hấp thu nhiều chất dinh dưỡng từ đất.
Loại đất mùn ở đây đã tạo nên giá trị dinh dưỡng cao cho hoài sơn thiếc côn. Dinh dưỡng từ sông Hoàng Hà bồi đắp và khoáng chất từ núi Thái Hành mang đến nhất là các nguyên tố vi lượng. Hương vị của hoài sơn thiếc côn trồng trên đất sét thịt này vì thế vừa thơm ngon, dẻo bột hơn.Khí hậu ở đây ôn hoà, mùa đông không quá lạnh, mùa hè không quá nóng, không quá ẩm cũng không quá khô, mùa sinh trưởng của các loại cây tương đối dài nên hình dạng ngoài cũng như lượng dinh dưỡng tích trữ bên trong rất độc đáo. Phù hợp với đặc tính nhạy cảm của hoài sơn (không chịu nóng, không chịu lạnh, úng không được mà khô cũng không được).
Với những loại hoài sơn thông thường được trồng thâm canh mỗi năm thì.bạn nghĩ chúng ta ăn gì trong đó? Hoặc là rỗng dinh dưỡng hoặc là full phân bón hóa học rồi.

PHÂN BIỆT HOÀI SƠN THIẾC CÔN TRỒNG TRÊN ĐẤT SÉT THỊT và hoài sơn thông thường.

– Xem hình dáng: hoài sơn dược liệu củ nhỏ đường kính chỉ từ 1-2cm không phải hình trụ tròn mà có hình thuôn, méo. Chỉ dài khoảng 40-60cm, cong chứ không thẳng. Hoài sơn thông thường có thể dài 60-80cm thậm chí 100cm,
rất thẳng đẹp đường kính đạt 2.5cm trở lên.
– Xem lớp da, hoài sơn dược liệu có màu nâu vàng hay nâu đất, có những đốm loang màu đ
ỏ giống như rỉ sét. Vết màu này được hình thành do hấp thụ các khoáng chất và nguyên tố vi lượng từ nước đá vôi từ dãy núi Thái Hành. Còn hoài sơn thông thường vỏ thường sáng và mịn.
– Xem lông, hoài sơn dược liệu có khá nhiều lông tơ (tơ rễ) hơn hoài sơn thực phẩm. Và mắt lông, chân lông cũng sẽ hơi lồi ra còn hoài sơn thực phẩm thì mắt lông bằng phẳng, tổng thể mịn.
– Xem mặt cắt ngang từ củ, hoài sơn dược liệu có màu trắng ngà hơi vàng, kết cấu nhìn rất tinh tế, săn chắc, nhiều bột và độ nhớt cao. Do đó khi ăn có hương vị bùi, dẻo rất ngon. Hoài sơn rau thực phẩm thì mặt cắt thường trắng, kết cấu thịt không chắc, nhiều nước nên ăn sẽ hơi giòn sượng.
Hoài sơn thiếc côn có thành phần dinh dưỡng học như thế nào và tác dụng dược liệu ra sao mình sẽ chia sẻ ở bài sau nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *