Dưỡng Thận Mùa Đông

DƯỠNG THẬN MÙA ĐÔNG- ĐÔNG CHÍ 
Một năm bốn mùa, “Xuân ứng với gan, hạ ứng với tâm, trường hạ (cuối hạ) ứng với tỳ, thu ứng với phế, đông ứng với thận”.
Vì thế, theo quan hệ ngũ hành giưã con người và thiên địa vạn vật, mùa đông trọng điểm là dưỡng thận. Dưỡng thận không chỉ là dưỡng thận dương mà còn phải dưỡng cả thận âm.
Đầu tiên chúng ta cần nắm rõ chức năng sinh lý chính của thận:
Theo quan điểm Tây y, chức năng của thận là bài tiết nước tiểu để thải c
hất thải, điều hòa nước và áp suất thẩm thấu trong cơ thể, điều hòa nồng độ điện giải, điều hòa cân bằng axit-bazơ, chức năng nội tiết, v.v.;
Từ góc độ yhct, cơ năng sinh lý chủ yếu của thận là: thận chủ tàng tinh, chủ về thuỷ, chủ nạp khí, chủ về chuyển hoá nước cũng như các loại dịch thể. Vì thận chứa đựng tinh từ bẩm sinh, chủ về sinh sản, là nguồn gốc của sinh mệnh nên thận được gọi là “tiên thiên”.
Thận tinh hoá thành thận khí, thận khí chia thành âm dương. Thận âm và thận dương có thể hỗ trợ, thúc đẩy và điểu phối âm dương của toàn bộ các tạng khác trong cơ thể. Vì vậy thận còn được gọi là nền tảng âm dương của ngũ tạng.
Thận khí đủ thì cơ thể tràn đầy sinh lực, xương cốt chắc khoẻ, đi lại nhanh nhẹn, trí lực minh mẩn. Thận khí suy yếu sẽ dẫn đến các cơ quan tạng phủ công năng rối loạn, thắt lưng và đầu gối đau nhức, dễ bị cảm lạnh, và không thể chịu được hàn lạnh.
NHỮNG DẤU HIỆU CỦA THẬN KHÔNG KHỎE

(1) Lòng bàn tay bàn chân phát nhiệt nóng, đau tức nóng ở ngực, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, chóng mặt, ù tai… là các triệu chứng chỉ THẬN ÂM HƯ.

(2) Sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc da nhợt nhạt, nước tiểu nhiều và trong, tiểu đêm… là các triệu chứng THẬN DƯƠNG HƯ.
(3) Trung y có câu “ “肾阴久必阳,阳久必阴” tức là thận âm hư lâu nhất định dương hư, dương dư lâu ngày sẽ âm hư. Khi đó người ta vừa sợ nóng, vừa sợ lạnh, mồ hôi đổ bất kể ngày đêm, bơ phờ, suy nhược, hữu khí vô lực. Thận dương thận âm cả hai đều suy yếu.
(4) Các vấn đề tiểu tiện bất thường, đổ mồ hôi không ngừng, nam di tinh xuất tinh sớm,… là do thận khí không đủ. Các chức năng xúc tiến, điều tiết, phòng ngừa và cố nhiếp đều suy giảm. Thuộc dạng thận khí suy. Thận không thể nạp khí. Có thể hình dung như khi ta bơm bánh xe nhưng van bị hư không thể vặn chặt được, kết quả là hơi bị xì ra, gọi là thận cố nhiếp không tốt. THẬN KHÍ YẾU
(5)Chậm phát triển, tóc bạc sớm, răng lung lay, ù tai điếc tai, chứng hay
quên trầm trọng… Thận tinh là gốc của tiên thiên, thận tinh không đủ không thể đi nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể, thuộc nhóm thận tinh yếu. THẬN TINH YẾU
Sợ hãi sẽ tổn thương thận, dẫn đến thận tinh không đủ, do đó n
hững đứa trẻ có thể chất, trí tuệ kém cỏi có thể nhìn thấy nền tảng gia đình không hạnh phúc, trẻ thường xuyên sống trong sợ hãi, bị bắt nạt, doạ dẫm,…
DƯỠNG THẬN DƯƠNG
Từ thắt lưng trở xuống cảm thấy phát lạnh. Nước tiểu nhiều và trong, tiểu đêm nhiều lần. Đàn ông tinh lạnh, u ám. Nữ giới tử cung lạnh, huyết trắng nhiều lỏng, lạnh. Chất lưỡi nhạt rêu trắng, mạch sâu yếu. Là những triệu chứng đặc trưng của thận dương hư.
Mùa đông thời tiết hàn lạnh, hàn khí đầu tiên nhiễm vào thận (thông qua bàn chân, thắt lưng, đầu gối,…). Thận là chủ của mùa đông, trong 5 tạng thì thận thuộc tạng âm, hàn khí đi qua thận khí. Hàn khí
thuộc tà âm, dễ tổn hại dương nhất, vì vậy mùa đông đầu tiên cần bảo vệ Thận Dương.
– Phương án thực dưỡng: nước ép kỷ tử hữu cơ tươi nguyên chất, viên hoàn mè đen.
– Thực phẩm hằng ngày nên bổ sung: gạo đen, đậu đen, giảm ăn thức ăn hàn lạnh.
– Tránh vận động quá mức, chỉ cần lấm tấm đổ mồ hôi là được, không nên tập quá sức mồ hôi đầm đìa hại dương.
– Chú ý giảm tiết mồ hôi, giữ ấm.
– Không vận động ban đêm.
DƯỠNG THẬN ÂM
Các triệu chứng thận âm hư như phần thân dưới từ thắt lưng trở xuống phát nhiệt, nhất là lòng bàn chân nóng, ngũ tâm phiền nhiệt, mơ nhiều, thắt lưng và đầu gối đau nhức, di tinh, khí hư. Chóng mặt ù tai, khô họng và lưỡi đỏ, sắc lưỡi đỏ đậm, mạch yếu mà nhanh.
Mùa đông buốt giá, là thời điểm cực âm cũng là lúc âm dương dễ bị mất cân bằng. Mùa đông tuy lạnh nhưng có một số người vì không được bảo dưỡng, cơ thể sinh nội nhiệt làm tổn thương âm. Do đó mùa đông dưỡng dương cũng không quên dưỡng âm.
Dưỡng thận âm có thể dùng nước ép kỷ tử nguyên chất, viên hoàn mè đen. Hằng ngày nên bổ sung các món như hoài sơn, hà thủ ô, dâu tằm, đậu đen, gạo đen… Ngoài ra có thể cứu điếu ngải tại huyệt
Thái Khê và huyệt Nhiên Cốc .
DƯỠNG THẬN KHÍ
Thận khí suy, thận khí không đủ có các biểu hiện: hơi thở ngắn, mệt mỏi, khó thở, hít vào ít thở ra nhiều, tinh thần mệt mỏi, eo và đầu gối yếu, đau nhức, tiểu nhiều, phân lỏng, di tinh, dịch âm đạo ít.
1) Thận khí chỉ công năng của thận, chức năng thận suy yếu có thể dẫn đến chức năng nạp khí suy yếu, chức năng vận nước suy yếu, dẫn đến phù nề, đồng thời ảnh hưởng đến chức năng não suy yếu, cũng như việc tích trữ tinh chất, sinh tủy, thính lực kém, rụng tóc, tiểu tiện bất thường. Thận là gốc của sinh lực- nguyên khí, nếu thận khí tiếp tục thiếu sẽ dẫn đến thận dương hư.
2) Thận khí thiếu cũng sẽ dẫn đến vệ khí không đủ, chính khí không đủ, không thể chiến thắng tà ác, dễ mắc bệnh. Tức khả năng miễn dịch suy yếu.
Dưỡng thận khí có thể sử dụng nhân sâm, nước ép kỷ tử tươi nguyên chất. Thực phẩm hằng ngày ăn thêm hạt óc chó, kỷ tử, hà thủ ô, thục địa. Dưỡng sinh bên ngoài có thể cứu điếu ngải tại các huyệt Mệnh Môn và Thận Du. Tránh làm việc quá sức.
DƯỠNG THẬN TINH
Chóng mặt, mệt mỏi, đau lưng và đầu gối đau yếu, tai ù tai điếc, rụng tóc răng yếu, lão hoá sớm hoặc chậm phát triển ở trẻ em, hay quên, chậm tư duy, tinh trùng ít, dịch âm đạo ít, kinh nguyệt ít, giảm ham muốn tình dục, liệt dương, xuát tinh sớm, vô sinh… Là các đặc điểm cho thấy thận tinh không đủ.
Công năng của thận là tàng tinh. Nếu nhân lúc mùa đông làm tốt việc
“tàng” thì hiệu quả có thể đạt gấp đôi mà chỉ tốn nửa công sức.
Dưỡng thận tinh không đủ có thể dùng nước ép kỷ tử tươi nguyên chất, tinh chất hoàng tinh. Ngoài ra, ăn nhiều hạt óc chó, dâu tằm, kỷ tử khô, hà thủ ô, dâm dương hoắc (epimedium). Cứu điếu ngải tại huyệt Thận Du.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *