Thể chất âm suy

THỂ CHẤT ÂM SUY-  Nhóm người khô khốc- nóng nảy 

Âm là gì? Nếu Dương được ví như mặt trời sinh mệnh nhỏ của cơ thể, thì Âm giống như là dòng suối sinh mệnh, là huyết dịch, dịch thể chảy khắp các ngóc ngách đi nuôi dưỡng cơ thể. Khi thiếu âm, dòng suối bị khô khốc, nứt nẻ.
Người bị âm suy, hoả trong người rất vượng, thuỷ cạn kiệt, dịch cơ thể ít. Quan sát lưỡi có màu sắc đỏ (lưỡi bình thường màu hồng nhạt), khô ráo, có rất ít rêu lưỡi, lưỡi ốm mỏng. Hai má ửng đỏ (khác với sắc mặt hồng hào đều của người khoẻ mạnh)
Lòng bàn tay bàn chân luôn phát nhiệt nóng. Miệng khô ráo hay khát nước, hay lỡ miệng. Phân khô, hay táo bón. Hai mắt cũng khô cợm, da khô dễ hình thành vết nhăn, “không đủ khoẻ để nổi mụn”, da không có mụn. Tiểu tiện ngắn. Thích ăn đồ mát lạnh. Chịu được lạnh không chiụ được nóng.
Tính tình thường gấp gáp, vội vã, nóng tính, thích vận động khá hướng ngoại.
Người âm suy có thể ví giống như một chiếc ấm nước đang đun sôi, sôi đến gần cạn nước rồi mà lửa vẫn mở to. Thoạt nhìn tưởng như là rất mạnh khoẻ, đầy năng lượng nhưng thực chất là âm suy hoả vượng. Họ có đôi mắt có tinh lực, tiếng nói to sáng, âm lượng khá lớn, và cũng khá háo thắng, dương mạnh không đổ nổi. Họ thường cảm thấy đói, ăn được uống được, nhưng đa số là gầy ốm, hai gò má thường ửng đỏ, làm việc nóng vội nhưng không đủ kiên trì làm cho xong. Tối thường khó ngủ, đổ mồ hôi đêm, dễ phẫn nộ khó chịu.
Người có thể chất âm suy, có thể xét nghiệm ra là không thiếu máu. Tuy nhiên, khái niệm thiếu máu trong trung y không hoàn toàn giống tây y.  Vì tây y xét nghiệm máu dựa trên mật độ hồng cầu trong máu. Âm suy thiếu dịch thể, máu cũng nằm trong đó. Nên thường phụ nữ âm suy kinh nguyệt ít, có khi bí kinh, không có kinh.
Thể chất âm suy thích ăn lạnh uống lạnh, dần dần làm tổn hại tỳ khí. Tỳ suy yếu, tiêu hoá vận hoá kém. Do đó có tình trạng táo bón mà đầu phân khô (âm suy, thiếu nước), đuôi thì lại ướt (tỳ suy, khí ẩm).
Thể chất âm suy rất dễ “nóng” cả sinh lý và tâm lý. Về sinh lý, họ dễ bị nóng sốt. Bình thường nóng sốt chúng ta dùng khăn lạnh đắp hoặc thúc cho ra mồ hôi. Tuy nhiên, với cơ thể âm suy thì âm không đủ để khống chế nuôi dưỡng dương khí, dương quá vượng thành bốc hoả, uống nhiều nước để cân bằng âm dương lại có hiệu quả tốt.
PHỤ NỮ CẦN DƯỠNG ÂM CẢ ĐỜI
Nam thiên về dương, nữ thiên về âm. Sinh lý phụ nữ tiên thiên gắn với kinh nguyệt, huyết trắng, mang thai, sinh con, cho con bú sữa… đều tiêu hao không ít huyết dịch. Do đó, phụ nữ dễ bị âm suy, cần dưỡng âm bổ máu.
Nhất là khi mang thai, sinh con, cho con bú sữa. Quãng thời gian nằm ổ ở cữ thật sự quan trọng để hồi phục sức khoẻ. Thời gian này cần bổ dưỡng, nhất là bổ máu, bổ âm, uống canh dưỡng sinh…
Phụ nữ tuổi càng về sau, càng dễ xảy ra tình trạng âm suy, dương dần tăng. Theo sinh lý, đến giai đoạn tiền mãn kinh- mãn kinh (42-50 tuổi) là giai đoạn biến đổi sinh lý quan trọng của phụ nữ. Thiên quý (kinh nguyệt) dần mất đi. Kinh nguyệt cũng là âm, sự hụt mất này làm mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Dương quá vượng dẫn đến hại dương khí (thành tà dương, hoả dương), giống như cái bấc đèn dầu sẽ cháy càng to khi sắp hết dầu, cháy xong rồi hết luôn. Phụ nữ giai đoạn này gan huyết, tâm huyết đều thiếu, dương hoả vượng, dẫn đến mất ngủ, tâm tính nóng nảy. Gọi là chứng “ngũ tâm phiền nhiệt” (2 lòng bàn tay, 2 lòng bàn chân và tim- đều nóng, phiền, khó chịu). Do đó, phụ nữ có tuổi cần chú trọng dưỡng âm để tránh suối cạn lửa còn mạnh.
THAY ĐỔI TÍNH ÂM DƯƠNG THEO TUỔI TÁC VÀ TÍNH CÁCH
Nữ tiên thiên thuộc âm, nam tiên thiên thuộc dương.
Dễ thấy nhiều phụ nữ lúc trẻ thì dịu dàng, nhẹ nhàng (âm thịnh) nhưng về già thì hơi bốc đồng, hơi hướng ngoại, ăn nói lớn (dương thịnh hơn lúc trẻ). Và ngược lại, nam giới càng về già thì tính tình ôn hoà, an tĩnh hơn so với thời trai trẻ, do dương giảm dần so với lúc trẻ. Tất nhiên không đúng 100% vì tính dương âm và tính cách còn ảnh hưởng nhiều bởi việc tu dưỡng và chăm sóc sức khoẻ.
NGUYÊN TẮC ĐIỀU DƯỠNG THỂ ÂM SUY: Dưỡng âm thanh nhiệt- Dưỡng gan thận.
  • Các siêu thực phẩm phù hợp: bột ngũ trân- bột hoài sơn- nước ép kỷ tử hữu cơ nguyên chất- kỷ tử hữu cơ khô- táo đỏ hữu cơ- viên mè đen- bột củ sen- tiể mạch mầm.
  • Các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày nên chọn: đậu xanh, mè đen, đậu hũ, quả lựu, nho, nước mía, dâu tằm, củ sen, dưa Leo, cà rốt, chanh, táo (bom), lê, cam bưởi, chuối, loquat, khế, dứa, bí đao, mướp, rau chân vịt, mộc nhĩ, nấm ngân nhĩ (nấm tuyết), hoa bách hợp, cần tây, nấm kim châm, cà tím,
  • Hạn chế các thực phẩm mang tính cay nóng hại âm như ớt, hoa tiêu, hồi, quế, ngũ vị hương, bột ngọt, hành, tỏi, gừng, hẹ, trái vải, nhãn nhục, hạt óc chó, anh đào…
GIẤC NGỦ LÀ LIỀU THUỐC DƯỠNG ÂM TỐT NHẤT
CỨU ĐIẾU NGẢI TẠI HUYỆT: tam âm giao, can du, thận du, huyết hải,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *