Thể chất khí uất

THỂ KHÍ UẤT- Nhóm người dễ căng thẳng, dễ uất giận, xu hướng trầm cảm

Xin gửi lời yêu thương nhất đến những ai đọc bài này và thấy mình trong đó. Vấn đề bệnh tâm lý, áp lực, căng thẳng, sầu lo, sợ hãi,… con người ai không gặp chứ. Hầu như mỗi người ở giai đoạn nhất định đều trải qua ít nhất một lần. Và có người trải qua nó cả nửa cuộc đời hay cả đời và có người nghiêm trọng đến nổi chọn cái kết thúc là tự sát.
Trầm cảm và khí uất có giống nhau không? Trầm cảm là tên gọi một chứng bệnh tâm lý theo y học hiện đại, nó xuất hiện ngày càng nhiều trong XH hiện đại. Khí uất là trạng thái thể chất của người đó, tuỳ mức nặng nhẹ khác nhau. Đa phần chúng ta gặp phải người mang thể chất khí uất, họ có vấn đề khúc mắc tâm lý bị tổn thương, khó khống chế cảm xúc, chứ chưa đến mức gọi là trầm cảm nhưng khi đi thăm khám họ thường bị dán mác là “bệnh trầm cảm”. Còn khí uất theo trung y liên quan đến việc điều lý gan khí bất thường, gan khí trệ.
Vì vậy, khí uất rất bổ biến, người có thể chất khí uất nếu không chỉnh lý, thì sẽ dễ dẫn đến cuối đường là chứng trầm cảm. Chỉ cần một cú sốc tâm lý hoặc có thể biến chuyển thành trầm cảm. Như vậy, đôi khi chúng ta chỉ mới ở mức độ uất trệ tâm lý trong thể chất ở thời gian đó, nhưng người đó bị kết luận là “bạn đã bị trầm cảm” sẽ ảnh hưởng tâm lý tới người bệnh rất to lớn. Và sẽ đau khổ hơn khi được khuyên cần uống thuốc chống trầm cảm …
Người có thể chất khí uất, tâm lý luôn lo lắng, sầu âu, dễ bị kích động, dễ nổi cáu, dễ hoài nghi, yếu đuối trong tình cảm, dễ tổn thương sinh ghen ghét, dễ sợ hãi, nhát gan, ngủ không ngon, ngực căng tức, và họ không thích những ngày trời âm u mưa bão. Cổ họng như luôn có dị vật nuốt không xuống khạc không ra, hay thở dài vô cớ.
Nếu ai từng đọc xem tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng thì biết đến nhân vật Lâm Đại Ngọc. Nàng được giới trung y TQ lấy làm đại diện mô tả cho nhóm thể chất Khí Uất này. (Mình chưa xem qua nên tiện cop ra đây cho mọi người cùng xem tại sao lại dùng hình ảnh Lâm Đại Ngọc để mô tả nhé).
“Lâm Đại Ngọc nhỏ mồ côi cả cha lẫn mẹ, không người thân thích, phải ăn nhờ ở đậu hoàn toàn. Nàng đã ốm yếu từ khi sinh ra, thân thể mỏng manh như cánh hoa trôi bèo dạt, lại thêm tủi phận, chẳng biết chia sẻ cùng ai khiến tâm hồn vốn đã đa cảm lại ngày một nhiều sầu nhiều bệnh, tự ti, hay nghĩ ngợi, u sầu, để ý, lại hay tự ái. …. Đại Ngọc dù tư chất thông minh, có tài làm thơ nhưng tính tình nhỏ nhen, hay buồn giận và tự ti về số phận mồ côi, phải đi ở nhà bà ngoại. Và một điều nữa là Đại Ngọc hay ốm đau, bệnh tật, ai cũng nói cô sẽ không sống lâu được. Dù biết vậy, nhưng Đại Ngọc càng hành hạ mình bằng những tâm tư buồn bã và vô số những ngày ngồi khóc một mình. Thậm chí có một số việc hiểu lầm Đại Ngọc cũng ngộ nhận là do số phận mình là vậy nên càng bi đát.”
Ngoài ra diễn viên Trương Quốc Vinh cũng được biết đến là người vốn mang sẵn thể chất khí uất. Sau các vai diễn mang tâm lý tương tự với thể chất khí uất của anh, làm cho anh không thể nào thoát ra được khỏi tâm lý tiêu cực đó. Cả yếu tố tiên thiên thể chất khí uất, thêm yếu tố diễn các vai tâm lý uất sầu, đã đưa anh đến bệnh trầm cảm và tự sát.
Diễn viên Trần Hiểu đóng vai Lâm Đại Ngọc cũng là người có tính cách sâu sầu sẵn, cô nàng quyết tâm được đóng vai Lâm Đại Ngọc có tính cách tương đồng với mình. Và cô cũng đã không thoát khỏi kết cuộc bệnh tật, đau khổ.
Trong cuộc sống chúng ta, bệnh trầm cảm không dễ bị đâu. Có chẳng chỉ là thể chất khí uất trong giai đoạn nhất định. Và cần được thấu hiểu, cần được hoá giả, giải khí gan này. Nó phổ biến như bệnh cảm vậy. Cảm thì hệ miễn dịch không tốt, đi mưa gặp nắng, gió thổi thì chính khí yếu, vi rút có cơ hội trổi lên gây cảm.
Còn khí uất do hệ miễn dịch về tinh thần của chúng ta bị lơ là, không chú ý dưỡng thân tâm, tâm hồn mà gây ra. Cuộc sống hiện đại, phương thức giải trí như nhảy đầm, karaoke… thâu đêm suốt sáng, không cho cơ thể an tĩnh.
Những đối mặt về tinh thần này xảy ra ở cả già trẻ, nam nữ. Trẻ em bị áp lực học, bị quản thúc theo ý cha mẹ, bị bắt nạt, bị thiếu quan tâm. Ở nam giới ngoài áp lực công việc, áp lực do sinh lý phụ khoa cũng chiếm phần lớn (có tình trạng so sánh có đó to hay nhỏ ở các nam sinh, nhiều nam sinh sợ hãi không dám kết bạn sợ bị chê cười, hay bệnh liệt dương, viêm tuyến tiền liệt,… ).Ở nữ giới thường xảy ra là do áp lực bởi cái nhìn trong gia đình, con cái và công việc, ứng xử giữa các mối quan hệ gia đình, dâu con,… Người ta nói, phụ nữ sau sinh dễ bị trầm cảm, thực chất giai đoạn này phụ nữ thiếu khí huyết, cơ thể yếu ớt dẫn đến tâm lý không thoải mái, chú ý bồi bổ sẽ giảm bớt tình trạng.
Trong những lúc khó khăn này, nếu được nhận ra, khai mở cách nhìn, nuôi dưỡng tâm thái, thông dịu gan khí thì sẽ tránh khỏi hệ quả lâu dài. Thể chất khí uất, khí gan còn làm bệnh HEN SUYỄN thường xuyên lên cơn suyễn.
Điều chỉnh thể chất khí uất chúng ta có thể làm gì? Trên nguyên tắc chúng ta cần “làm dịu gan thông trệ khí, giải trệ khí.
  • Thể thao: chọn hình thức vận động mạnh như leo núi, đá banh, đánh bóng, bơi lội, chạy bộ…
  • Cứu điếu ngải tại các huyệt hợp cốc, đản trung (chiên trung- giữa ngực), và huyệt thái xung.
  • Hoạt động tinh thần: nghe nhạc những giai điệu đẹp, lạc quan, gần gũi thiên nhiên, kết bạn,…
  • Về thực dưỡng:
    + siêu thực phẩm dưỡng sinh có thể dùng như bột ngũ trân, bột hoài sơn, nước ép kỷ tử tươi nguyên chất, kỷ tử khô, táo đỏ khô, nước ép chanh tươi, sơn trà.
    + Thực phẩm hằng ngày nên bổ sung: trái cây tươi cam, bưởi, quýt, nhãn. Trần bì, sơn trà, hoa hồng, hoa nhài,táo đỏ, bách hợp. Hành tây, ngò rí, bắp cải, củ cải, cà rốt, hoa kim châm (hoa hiên), quả su su, tỏi, hành, tảo biển tảo bẹ. Có thể thường xuyên nấu cháo cà rốt, cháo trần bì, uống nước ép chanh.
    +có thể lợi dụng 1 chút xíu rượu bia để gây hưng phấn (đối với ngừoi có thể uống)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *