Thể chất huyết ứ

THỂ HUYẾT Ứ – da sẫm màu tối, nhiều đốm da

Đôi khi ta bắt gặp trên mình nổi lên những đốt tím bầm “chó ma cắn” mà không biết ở đâu ra và nó cũng âm thầm tự biến mất. Vì chẳng có biểu hiện bệnh rõ ràng hay thay đổi gì nên chúng ta luôn cho qua như một sự thần bí. Thật ra nó cũng là một tín hiệu thông báo như trước khi trời mưa là có mây đen, gió to, sấm sét đó thôi. Vậy những vết bầm đó nói lên điều gì? Trường kỳ thống kinh, trên mặt nổi những đốm xỉn màu, sắc mặt tối, những vết nhăn… và những vết bầm kia có liên hệ gì?
Cơ thể như một vũ trụ nhỏ, trong đó có vô số những “dòng sông”, chúng thuộc 12 kinh lạc vận hành trong cơ thể phụ trách nuôi dưỡng lục phủ ngũ tạng và tứ chi trăm mạch. Nếu như lòng sông xảy ra ứ tắc thì cơ thể cũng bị ảnh hưởng, mặt nổi đốm lang, cơ thể đâu đó đau nhức, kỳ kinh tới đau đến không ngủ được, thân mình nổi những đốm hoa tím, bầm… Những tín hiệu này cho thấy cơ thể nội môi đang xảy ra tắc ứ những nút thắt, tắc trệ không thông…
Người có thể chất huyết ứ dễ mắc phải các chứng bệnh liên quan đến tim não, huyết quản, ung thư, gan nhiễm mỡ… “Dòng sông” trong cơ thể bị ứ tắc lâu ngày dẫn đến những những hiện tượng như trúng phong (tai biến mạch máu não), cao huyết áp.
Ứ THÌ KHÔNG THÔNG, BẤT THÔNG THÌ THỐNG!
Nếu chúng ta không có hái niệm “huyết ứ” trong đầu thì không thể nào ý thức được mình đang mắc phải nó, không tìm cách điều chỉnh hoá giải, để lâu dài thì không thể tránh khỏi các loại bệnh. Có thể nói các ung thư tuyến vú, ung thư tử cung ở phụ nữ đều có liên quan đến huyết ứ.
Hiện nay, độ tuổi mắc phải chứng cao huyết áp ngày càng trẻ đều có liên quan đến thể chất của họ. Và theo điều tra, trong số những người mắc bệnh tim mạch vành thì rất dễ gặp người thuộc nhóm thể chất huyết ứ. Nói đến người bị mập, rất nhiều người không phải sinh ra đã có tạng mập sự biến hoá từ ốm đến béo phì, từ sắc mặt sáng sủa trở nên tối sầm là một quá trình , đến cuối cùng huyết ứ rồi thì bệnh cũng phát ra. Vì vậy, hiểu cơ thể mình, thể chất của mình chúng ta có cơ hội điều chỉnh từ sớm để phòng tránh bệnh tật.
Thống kinh, thai ngoài tử cung, viêm tuyến tiền liệt,… đều cần chú ý vì đa phần những người này mang thể chất huyết ứ. Một tín hiệu thường gặp sớm để phán đoán xem bạn có bị huyết ư hay không đó là quan sát trạng thái chiếc lưỡi của mình: chiếc lưỡi có màu sắc thâm – tối – tím, mặt dưới lưỡi xung quanh cuống lưỡi có những gân máu tím xanh. 

UNG THƯ- NỘI CƠ THỂ HUYẾT Ứ KHÍ TRỆ

Nói về ung thư trước đây nhiều người cho rằng do di truyền. Nhưng thực tế càng ngày số người mắc ung thư càng tăng lên. Tuỳ theo môi trường sống, thói quen sinh hoạt xấu,… tác động lên cơ thể mà mỗi nơi, mỗi nhóm người sẽ phát các nhóm bệnh ung thư khác nhau đúng không?
Trong trung y, thì ung thư thuộc phạm trù “trưng hà tích tụ” là có sự tích tụ do không tán ra được vật chất. Và nó có liên quan đến thể chất huyết ứ. Ban đầu do trệ khí dần dần tích tụ dẫn đến hình thành huyết ứ và càng hình thành các loại có hình thể vật chất là các khối u.

TRẦM CẢM- CĂNG THẲNG DẪN ĐẾN HÌNH THÀNH HUYẾT Ứ

Huyết ứ và khí trệ có liên hệ mật thiết với nhau. Máu không thông tất nhiên khí cũng không thông, là khí trệ. Ngược lại, người mà khí uất trệ khí nhất định cũng xảy ra huyết ứ. Một cái là ứ về vật chất (máu), một cái là tắc về tâm hồn (khí uất trệ).
Do đó căng thẳng, trầm cảm từ bệnh tâm lý dẫn đến biến đổi về thể chất. Đầu tiên là tổn hại khí, dẫn đến tổn thương huyết và cuối cùng sinh ra bệnh tật do khí trệ huyết ứ mất cân bằng âm dương.
Huyết ứ không chỉ dẫn đến bệnh tật mà còn thúc đẩy lão hoá, những vết nhăn, da thô ráp, sắc mặt sắc môi, lưỡi cũng tối màu, có người luôn có thâm quầng mắt, trong mắt có rất nhiều các tơ máu đỏ, các mạch máu bị trương phình tím, hay quên, tóc rụng,.. tâm tính cũng dễ cáu bẳn, hay quên, vội vàng gấp gáp, nóng nảy.

THỂ HUYẾT Ứ MANG ĐẾN NHỮNG BỆNH NGUY HIỂM NÀO?

Trước mắt, mọi người cho rằng các bệnh về tim não huyết quản đã trở thành sát thủ hàng đầu trong cộng đồng với các bệnh như bệnh vành tim, xơ vữa động mạch, đau thắt tim, nhồi máu cơ tim và đột tử…. Trong trung y thì đây là nhóm bệnh do khí trệ huyết ứ dẫn đến.
Do đó HUYẾT Ứ mới chính là sát nhân vô hình của chúng ta.
Huyết ứ có thể do vết thương ngoài chảy máu, cũng có thể là do khí hư, khí trệ,, hàn, nhiệt tích tắc gây ra, cũng có thể do các bệnh khác kéo theo.
Trong cơ thể có huyết ứ, huyết quản không thông, còn có thể gây ra cao huyết áp, thành mạch máu trở nên giòn hơn, và có thể xảy ra xuất huyết não. Trường hợp như này rất thường thấy, một người vừa mới khoẻ mạnh đó đột nhiên huyết áp tăng cao, vỡ thành mạch xuất huyết và tử vong. Thậm chí những động tác nhỏ như một cái hắt hơi, dùng lực khi bị táo bón… trong khoảnh khắc đó làm máu chảy nhanh gấp hơn và tác động lên thành mạch làm rơi các mảng bám trên thành mạch ra, trôi vào dòng máu. Nếu khối bám tụ đó lớn sẽ không đi qua các mao mạch nhỏ, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu và phát sinh cơn nhồi mạch máu não.
Về phương pháp trị liệu theo tây y dựa trên nguyên lý làm mềm thành mạch máu và hoá các khối huyết to thành nhỏ, làm tan các huyết khối. Điều này tương đồng với quan điểm của đông y.

Làm sao để sớm phán đoán thể huyết ứ? Với nữ giới, kinh điển nhất là máu kinh nguyệt có chứa các cục máu. Trên mình nổi các vết bầm tím (dân gian gọi là chó ma cắn), dễ chảy máu răng, mất ngủ, trí nhớ giảm sút, đau nhức, trên mình có 1 chỗ cố định nào đó luôn đau nhức (tắc chỗ nào thì đau chỗ đó).

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐIỀU CHỈNH THỂ CHẤT HUYẾT Ứ?

Một mặt là hoạt huyết hoá ứ, mặc khác song song là bổ khí. Khí và huyết quan hệ mật thiết như mẹ như thầy. Khí là động lực tuần hoàn của huyết dịch. Động lực không đủ thì tạo nên ứ.
  • Hoàng kỳ- vị thảo dược bổ khí trứ danh.
Nếu tình trạng không quá nghiêm trọng có thể dùng hoàng kỳ hãm trà uống mỗi ngày. Dùng khoảng 10 lát hãm trà nhiều lần cho đến khí hết mùi hết vị.
  • Bột tam thất- hoạt huyết hoá ứ
Cuộc sống hiện đại làm cho ta ít có cơ hội vận động, máu không lưu thông được. Lại thêm các loại thực phẩm ngày càng đậm vị, dầu mỡ, không thể vận hoá… nên ít nhiều mỗi người đều có 1 chút ứ huyết.
Nói về dưỡng sinh, nhiều người nghĩ tới việc bổ, ăn gì cho bổ. Nhưng cơ thể bên trong đã tụ ứ rồi thì đồ bổ ngon đi vào cơ thể cũng không có đường đi ra, không vận hoá được trở thành rác thêm tắc nghẽn mà thôi. Do đó, cần phải hoạt hoá cho nó lưu động trở lại. Cũng như thiên nhiên có nước chảy và không khí lưu thông mới cho ta cảm giác thoải mái dễ chịu vậy.
– Bột củ tam thất có thể giúp hoạt huyết mà không phá hoại các yếu tố của máu. Có tác dụng hai hướng vừa đủ hoá ứ, trì hoãn lão hoá, khuyếch trương huyết quản, cải thiện tuần hoàn máu.
– Đại hoàng cũng là vị thuốc có công dụng hoạt huyết hoá ứ. Tuy nhiên việc sử dụng không đơn giản, cần chú ý liều lượng và không phải thể chất nào cũng có thể sử dụng, dưỡng sinh thực dưỡng không nên tự ý dùng.
– Quả sơn tra- làm mềm huyết quản, tiêu thực kiện vị kỳ diệu. Quả sơn tra giúp làm mềm huyết quản đặc biệt tốt, lại có thể tiêu thực. Với người có tuổi, chức năng tỳ vị suy giảm, mạch máu bị lão hoá, tốt nhất là ăn một ít sơn trà, không nên ăn quá nhiều có thể gây chua dạ dày.

Mật độ dinh dưỡng máu không được quá cao (máu đặc, máu dính, máu nặng)

Giống như môi trường trong một chiếc ao cá, nếu dinh dưỡng thức ăn trong nước quá nhiều thì nước đục đặc, oxi ít,… mất cân bằng, cá không sinh trưởng tốt được. Máu nếu mật độ dinh dưỡng cao thì tính chất máu cũng đặc dính, chảy chậm và mang ít oxi hơn. Tình trạng này thường dẫn đến bệnh mạch vành Tim và cao huyết áp.
Do dó, trung y giải quyết bằng cách hoạt huyết, hoá ứ đồng thời bổ khí là vậy. Đầu tiên hoá ứ, làm giảm bớt độ dính của dịch huyết. Sau đó sử dụng các vị thảo dược giúp hoạt huyết ích khí, giống như sục khí oxi vào hồ nước vậy.
Tuy nhiên, lối sống vẫn là yếu tố cần thay đổi. Có câu “bệnh từ miệng mà vào”, cần ăn ít nhiều bữa, thanh đạm, cai thuốc giảm rượu, vận động vừa phải, duy trì tâm thái bình hoà, đại tiện thông tháo mới có thể tránh khỏi huyết dịch bị cao dinh dưỡng.
Máu có một đặc điểm là gặp hàn thì ngưng, gặp nóng thì hành. Tuy nhiên, không được quá nóng.

Phương án thực dưỡng điều lý thể huyết ứ

  • Có thể sử dụng thường xuyên các siêu thực phẩm như: bột ngũ trân, bột hoài sơn, nước ép kỷ tử hữu cơ nguyên chất, kỷ tử hữu cơ, táo đỏ hữu cơ, nước ép chanh, bột hạt lanh, thanh sơn trà, bột nghệ, kết tinh củ dền.
  • Bữa ăn hàng ngày nên chọn các thực phẩm có lợi cho thể chất như: sơn tra, kim quất (quả quất ngọt kinkan), hẹ, hành tây, tỏi, quế, gừng, củ sen sống, mộc nhĩ, đậu nành đen, măng, cà tím, củ Konjiac, tảo biển, rong biển, củ cải, cà rốt, cải dầu, trà hoa hồng và trà xanh.
  • Có thể thường xuyên dùng giấm hữu cơ làm gia vị xào nấu, uống trà hoa hồng, hoa nhài.
  • có thể dùng một lượng nhỏ rượu nho đỏ, cơm rượu.
+Món cháo đậu đen xuyên khung: xuyên khung 10g dùng vải bọc lại, đậu đen 25g, gạo 50g, thêm nước nấu chín sau đó thêm đường đen, dùng khi còn ấm.
+ Cháo đan sâm cần tây: đan sâm 15g, cần tây 60g, gạo 150g. Nấu chín thêm hành, muốn và thưởng thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *