THỂ CHẤT ẨM NHIỆT (THẤP NHIỆT)- Người hay nổi mụn, da dầu
Mặt nổi nhiều mụn, sau lưng và cả hạ bệ cũng nổi mụn nổi nhọt, dùng các sản phẩm trị mụn thì cứ cái cũ hết cái mới mọc lên. Mặt và da đầu luôn tiết nhiều dầu nhờn, dính bết cảm giác trên mặt luôn có một lớp bụi bặm, bưng bít. Khi nói chuyện thì có mùi công kích đối phương, bạn cảm thấy ức chế, cáu gắt và dễ nổi giận.
Sáng ngủ dậy thì miệng khô, đắng chát. Nữ giới nhiều huyết trắng chuyển sắc vàng, dính nhớp khó chịu. Nam giới thì bìu ướt ngứa ngáy. Nước tiểu cũng có màu vàng sậm và cảm giác đi tiểu có gì đó không thông… Tất cả đều nói lên rằng, trong cơ thể bạn ứ trữ bao nhiêu là ẩm, bao nhiêu là nhiệt. Vì nhiều ẩm nên trong đầu cứ cảm giác có cái gì đó bưng bít, vì nhiệt nên cảm giác trũng- thủng – trương – sưng.
Tiết trời mưa nóng, vừa ẩm thấp vừa nóng thì cảm thấy không chịu đựng nổi.
Bài trước mình viết về #mụn phần nào chúng ta hiểu được tại sao lại mụn rồi. Mụn là đặc điểm đặc trưng của thể chất thấp nhiệt (ẩm nhiệt). Và những biểu hiện như nói ở trên nữa. Xung quanh bạn có người như thế không?
Vậy, cái “ẩm” cái “nhiệt” trong cơ thể đó là như thế nào nhỉ, ở đâu mà sinh ra?
Chúng ta đều biết độ nước cao thì tạo môi trường ẩm. Trong trung y thì ẩm gồm có ngoại ẩm và nội ẩm.
Ngoại ẩm, hầu hết là môi trường ẩm ướt hoặc do mình bị ướt mưa, tắm gội quá lâu không lau khô, sấy tóc, hay do sống và làm việc trong phòng ốc có độ ẩm cao thường xảy ra vào mùa mưa.
Nội ẩm, thường là có liên quan đến chức năng tiêu hoá bất thường gây ra. Tỳ làm nhiệm vụ vận hoá nước và dinh dưỡng. Nếu mình ăn uống quá độ các đồ sống lạnh, uống bia rượu quá mức, tỳ không thể nào vận hoá tốt được. Khi đó những thức ta ăn vào không chuyển hoá thành dinh dưỡng. Và chúng cũng không được thải ra, ích tắc lại trong cơ thể thành những vật chất đó gọi là “nội ẩm” (có hình dáng, có vật thể chứ ko chỉ là dạng ẩm của nước, nó có thể là các khối u, khối mỡ, đàm,…)
Nhiệt, ẩm tích tụ lâu ngày không thoát ra thì hoá nhiệt ẩm rồi. Trong tự nhiên ta cũng thấy vào mùa mưa, nhiệt độ nóng tạo ra cái không khí vừa ẩm vừa nóng oi bức khó chịu, trong cơ thể ta nó cũng khó chịu tương tự như vậy. Có ẩm sẵn, khi ăn đồ cay nóng hay ăn nồi lẩu là hôm sau thấy lên mụn ngay.
Nếu chỉ đơn thuần là nóng, sốt, như ăn đồ cay nóng , thức khuya (thức khuya tiêu hao tân dịch, thuỷ không đủ, hoả vượng, âm suy gây nóng) thì chỉ cần thanh nhiệt là xong. Nhưng nóng kèm ẩm hỗn hợp này thì cách xử lý lại trở nên khó và phức tạp. Thanh nhiệt rồi ẩm còn đó, biến thành lạnh, cũng còn ứ tắc mà thôi. Nhưng nếu ta loại ẩm thì nhiệt lại tự nhiên giảm tiêu theo.
Thể chất thấp nhiệt này càng ngày ở trong cơ thể chắc chắn sẽ làm lục phủ ngũ tạng phát sinh nhiều vấn đề. Vậy những chứng bệnh nào liên quan đến thể chất thấp nhiệt?
Ẩm và nhiệt lâu ngày ứ đọng thì chắc chắn làm các vật chất trong đó biến đổi tạo nên mùi hôi thối. Giống như bùn tanh trong một chiếc ao tù vậy.
VIÊM TÚI MẬT. Những người bị viêm túi mật thường cảm thấy ngực trước sau trương tức, miệng đắng, sình bụng, chán ăn, buồn nôn… Là do ẩm nhiệt bao vây gan mật, làm gan mật không thể thông tiết. Gây trương bụng, trệ kết hoá nhiệt, lưỡi đỏ hơn bình thường, rêu lưỡi đóng dày, vàng. Khí mật không giáng xuống được mà trào ngược lên trên gây đắng miệng. Ẩm nhiệt “chưng hấp” gan mật, làm trào rỉ dịch mật, sắc mặt trở nên vàng vọt.
Ẩm nhiệt ứ trệ tại tỳ vị làm mất công năng thăng giáng của tỳ vị, gây chán ăn, buồn nôn, khí trệ không thông đại tiện cũng khó khăn, tiểu tiện ngắn và nước tiểu vàng đậm. Vì thế dễ dẫn đến VIÊM TUYẾN TIỀN LIỆT ở nam giới, hay VIÊM ÂM ĐẠO ở nữ giới.
ĐIỀU CHỈNH THỂ CHẤT THẤP NHIỆT (ẨM NHIỆT)
THẤP NHIỆT (ẨM NHIỆT) dựa trên cơ sở là Kiện Tỳ Loại Ẩm, Thông Gan Lợi Thấp, Thông Phủ Bài Nhiệt.
-
Thức dưỡng sinh điều lý thể chất khuyên dùng: bột ngũ trân, bột hoài sơn, Bột cải Kale, trà hoa cúc
-
Thường nhật nên dùng các nhóm thực phẩm như: Đậu xanh, khổ qua, bí đao, mướp, hoa kim châm, cần tây, măng, rong biển, tảo, đậu cô ve, xích đậu đỏ, ý dĩ, dưa hấu, lê, trà xanh, hoa trà.
-
Ít ăn các thực phẩm như hẹ, gừng, ớt, rượu, cơm rươụ, tiêu, hoa tiêu…
-
Trước khi ngủ ngâm chân với thảo dược kiện tỳ loại ẩm.
Không nên ăn đồ ngọt bánh kẹo, uống rươụ, lẩu, chiên rán, chiên xào, đồ nướng. Tốt nhất là ăn các món thanh đạm, luộc hấp, ít gia vị.
CÁC BỆNH VỀ DA KHÁC NHƯ CHÀM, MỤN GIỘP, NẤM DA… XUẤT HIỆN Ở THỂ CHẤT THẤP NHIỆT.
Bệnh chàm là một bệnh ngoài da dị ứng, viêm và ngứa phổ biến, thường phân bố đối xứng, ngứa dữ dội và kèm theo tiết dịch màu vàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống.
Mụn giộp là một bệnh ngoài da do virus herpes gây ra, ban đầu da bị ngứa, sau đó xuất hiện các nốt sưng giống như bọng nước, có dịch trong suốt, hơi đau. Chẳng hạn như mụn rộp mồ hôi, mụn rộp sinh dục, mụn rộp zoster, v.v.
Nấm ngoài da là một bệnh ngoài da do vi nấm gây ra, có thể xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, các kẽ chân, móng tay…, có người kèm theo ngứa, có người kèm theo bong vảy.
MỘT VÀI MÓN ĂN ĐỀ CỬ CHO THỂ CHẤT THẤP NHIỆT:
-
Rau sam sống trộn xì dầu, dầu mè.
-
Cháo xích đậu đỏ: 50g xích đậu đỏ, 150g gạo tẻ nấu chín thêm ít muối tốt.
-
Cháo lá sen: 1 lá sen tươi, 50g gạo tẻ, đường phèn 50g. Lá sen rửa sạch, thêm vào 1 lít nước đun 20 phút rồi vớt lá bỏ đi, dùng nước đó tiếp tục nấu cháo, nấu chín thêm đường phèn.
-
Cháo ý dĩ đậu đỏ: 50g ý dĩ, 30g đậu đỏ nấu thành cháo.
Bài viết mới cập nhật
Nấm đông trùng hạ thảo dành cho ai?
[...]
Trà Gừng Táo Đỏ
[...]
Khó ngủ và sức khoẻ trái tim- Thuốc hạ huyết áp kẻ chống đối trái tim
[...]
Mùa hè giúp trẻ tăng phát triển chiều cao
Thời điểm hoàng kim phát triển chiều cao của trẻ là [...]