Hoàng kỳ tự nhiên núi Trường Bạch

Hoàng kỳ hoang dại bổ khí thăng dương


Nói về bổ khí mạnh mẽ thì nhân sâm mạnh hơn hoàng kỳ nhiều. Tuy nhiên, nhân sâm bổ là nguyên khí, tác dụng nhanh chóng; còn hoàng kỳ là bổ khí tỳ- phế, tương đối ôn hoà, công dụng cũng không thua kém, lại có thể cố biểu. Vì vậy hoàng là vị thực phẩm- dược liệu được dân gian thường dùng hơn.

hoàng kỳ dại


Thông thường là để hãm trà, tiềm canh, tiềm cháo…. giúp cơ thể bổ suy nhược, bổ khí và kiện tỳ vị.

Theo Thần Nông Bản Thảo Kinh ghi chép: Hoàng kỳ vị ngọt, tính ấm nhẹ, quy kinh phế, tỳ. Bổ khí thăng dương, cố biểu chỉ hãn, lợi tiểu tiêu thủng, sinh tân dưỡng huyết, hành khí hoá tê liệt, tiêu độc bài mủ, làm se vết loét, sinh cơ.

Hoàng kỳ tự nhiên có các thành phần hoạt chất phong phú. Trong đó, flanoid và saponin và một số hoạt chất được nghiên cứu hoàng kỳ tự nhiên có công hiệu mạnh hơn so với loại được trồng.

Hoàng kỳ núi Trường Bạch mọc trong môi trường hoang dã, có nhiều hình dạng khác nhau, rễ cong, phân nhiều nhánh nên hình dạng và kích thước sau khi cắt không đồng đều, bề mặt cắt thô, không mịn nhưng kết cấu rõ ràng. Phần vỏ thô ráp, màu đất đậm. Hoàng kỳ hoang dại có tuổi già thường xuất hiện tâm rỗng.

Hoàng kỳ sau khi được đào, rửa sẽ tiến hành phơi khô trong mát tự nhiên. Tránh phơi nắng trực tiếp hoặc sấy ở nhiệt độ cao sẽ làm mất đi các thành phần dược tính.

Một số sản phẩm gia công trên thị trường sử dụng chất bảo quản chống mốc phổ biến là lưu huỳnh gây hại đến sức khoẻ và ảnh hưởng hương vị gây mùi nồng hắc, chua.

 

Hoàng kỳ khi sử dụng cho mục đích trị liệu cần sự hướng dẫn của thầy thuốc. Với mục đích dưỡng sinh, theo Thần Nông Bản Thảo phiên bản 2015 có chỉ dẫn một số cách dùng như sau:

1. Trà hoàng kỳ
– Hoàng kỳ dại núi Bạch Sơn 60g, lượng nước thích hợp.
– Mỗi ngày có thể đun nước uống trong 1 tháng
– Công dụng: dưỡng tỳ vị


2. Trà hoàng kỳ – đương quy
– Hoàng kỳ hoang dại : đương quy= 5:1. Tổng lượng nguyên liệu dùng khoảng 30g-120g, tuỳ tình trạng cá nhân.
– Công dụng: là phương cách bổ máu truyền thống, hiệu quả bổ máu rất tốt.

3. Trà hoàng kỳ đẳng sâm
– Hoàng kỳ: đẳng sâm = 3:1 đun nước uống
– Tác dụng: giúp điều lý cơ thể khó chịu do thiếu khí, suy khí, dễ mệt mỏi, sức đề kháng kém.

4. Canh hoàng kỳ- gừng- táo đỏ
– Hoàng kỳ 15g, táo đỏ 15g, gừng tươi 3 lát, lượng nước thích hợp.
– Cho tất cả nguyên liệu nấu sôi, vặn lửa nhỏ đun 1 tiếng.
– Dùng mỗi sáng khi bị thiếu khí, bị cảm

5. Canh hoàng kỳ- đương quy- táo đỏ
– hoàng kỳ 30g, táo đỏ 10g, đương quy 10g, lượng nước thích hợp.
– Cách làm: Cho nguyên liệu với lượng nước thích hợp, đun 40 phút. Lọc lấy nước để riêng, phần bã tiếp tục thêm nước đun 30 phút. Trộn 2 phần nước này với nhau uống.
– Tác dụng: dành cho chứng thiếu khí huyết gây da mặt vàng, chóng mặt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *