Khó ngủ và sức khoẻ trái tim- Thuốc hạ huyết áp kẻ chống đối trái tim

 

Rối loạn giấc ngủ và sức khoẻ trái tim. Những điều trái tim sợ hãi nhất, nhưng bạn đều làm mỗi ngày. Cao huyết áp không phải là một chứng bệnh mà là cơ thể đang tự cứu mình. 

Với ai từng mất ngủ mới cảm nhận rõ ràng, cảm giác ban ngày mê mê trầm trầm, hóng mặt hoa mắt, không có tinh thần làm việc. 

Mất ngủ và hoạt động của tim liên quan như thế nào? 

Thực chất ở đây chính là sự mất giao thoa của tim hoả và thận thuỷ. Trên có tim, thuộc hoả, thuộc tính dương, có đặc tính là phát tán, trạng thái động, hướng lên trên. Dưới có thận thuộc thuỷ, đặc tính là thu liễm, trạng thái tĩnh, dễ hướng xuống dưới. Ở trạng thái bình thường, tâm- thận tương giao, hỗ trợ khống chế nhau tạo sự cân bằng. 

Nhưng với người tâm hoả và thận thuỷ không thể tương giao thì tâm hoả lúc nào cũng nổi lên, không có thuỷ khống chế nó, làm cân bằng nó, không có cách nào an tĩnh lại làm cáu gắt, phiền nhiệt khó ngủ. 

Thường có hai tình trạng. Một là tâm hỏa quá mạnh, tức là thận thủy yếu. Đánh giá tâm trạng của người này chắc chắn là người dễ nóng giận và dễ mất bình tĩnh. Từ góc độ thể chất, bạn chắc chắn sẽ bị đổ mồ hôi, khô miệng, thậm chí đau răng và loét. 

Ngược lại, khi tâm hỏa yếu, không đủ làm ấm thận thuỷ, cơ thể lạnh, chân tay lạnh, tử cung lạnh. Và xét về mặt tính khí, người này cũng là người sống nội tâm và tiêu cực, ảm đạm. Không có niềm đam mê với bất cứ việc gì mình làm, cảm thấy buồn tẻ, giống như trạng thái của nước trước khi đóng băng. 

Cả hai điều này sẽ khiến tâm hỏa và thận thủy không thể giao nhau, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Trong y học cổ truyền, thuỷ và hoả, âm và dương cần có sự hoà hợp nhau để cơ thể hoạt động bình thường. 

Lại cũng có trường hợp thứ ba, tâm hoả và thận thuỷ mất kết nối do đường đi bị tắt nghẽn, dẫn đến trên nóng dưới lạnh cũng gây rối loạn giấc ngủ. Chúng ta thường nói là vùng trung tiêu không thông, trệ khí ở trung tiêu. 

Bạn có thể sẽ thấy ai đó đổ mồ hôi rất nhiều, đổ liên tục. Vì sao đổ mồ hôi, vì nóng, nóng mà không có nước để làm dịu lại. Cũng giống như động cơ xe hơi cần có bình nước để làm hạ nhiệt độ động cơ mới có thể hoạt động bình thường. Ở người này, bình nước không có nên nóng cứ nóng, mồ hôi đổ dính, nằm không yên không tài nào vào giấc ngủ được. Càng ngày âm hư do dịch thể cứ thế bị tiêu hao. 

Và chuyện gì xảy ra với cái bình nước của họ (thận thuỷ)? Rất phổ biến là họ có thể chất nội hàn, vì hàn lạnh nên không có cách nào khí hoá nước để đưa lên cho cơ thể, mà hàn khí thì hướng xuống dưới. Nên ở đây không có sự giao thoa hỗ trợ, khống chế lẫn nhau giữa tâm và thận. Nửa thân trên phiền nhiệt, nửa thân dưới lạnh yếu. Có thể nói là âm dương đều hư. Vừa sợ nóng vừa sợ lạnh. 

Trên thực tế, giấc ngủ buổi trưa khi ta nằm xuống là một trong những cách đơn giản giúp tâm thận giao thoa kết nối nhau, cân bằng âm dương cho cơ thể. Thời điểm này (11h-13h) trong tự nhiên có một luồng khí bắt đầu hướng lên trên đồng thời một luồng khí khác bắt đầu hướng xuống và giao thoa nhau. Khi tận dụng điều này chúng ta có thể hoà hợp cơ thể của mình theo tự nhiên, an tĩnh nghĩ ngơi là cách để bảo vệ tim. Dưỡng sinh là nương theo tự nhiên để dưỡng cơ thể. 

Lại nói về tầm quan trọng của trái tim, nó quan trọng như vậy nên chúng ta có phải cần hiểu một chút về trái tim để xem những điều gì sẽ có thể gây tổn thương trái tim? 

Đầu tiên là việc sử dụng thuốc hạ huyết áp trong thời gian dài, rất nhiều người đều nhận ra là điều đó dẫn đến bệnh tim vào một ngày trong tương lai. 

Vì sao lại như thế? Trước hết cần nhận thức rằng, cao huyết áp không phải là bệnh, là cơ thể đang cố gắng cứu lấy nó. 

Huyết áp là do hoạt động của tim co bóp, toàn thân chúng ta từ các cơ quan lớn gan, thận, tâm, tỳ, phế đến các tế bào da, móng tay, lông tóc… tất cả chỗ nào cần khí huyết nuôi dưỡng đều cần tim bơm máu đến nuôi. Não bộ cũng cần khí huyết, nếu như lúc nào đó não bộ không đủ dinh dưỡng nó sẽ nhanh chóng phát tín hiệu để tim bơm máu nhanh đến cung cấp cho não. 

Ở một số người, huyết quản không được thông, đường đi của máu bị cản trở hoặc là dịch huyết đặc, dính nặng thì máu sẽ không thể đi nhanh đến não kịp, vậy não sẽ mệt, sẽ chóng mặt, hoa mắt,… Lúc này, não lại phát tín hiệu cấp cứu, bảo tim gia tăng huyết áp để bơm máu đến nhanh hơn nữa nếu không não sẽ chết. Do đó, đôi khi huyết áp cao không phải là bệnh mà là cơ thể tự cứu lấy mình. 

Lúc này, nếu chúng ta uống thuốc hạ huyết áp. Loại thuốc này thường là sẽ làm hạ huyết áp bằng cách làm giãn huyết quản, để đường đi nó rộng hơn, và tất nhiên, máu sẽ không được bơm đi xa hơn tới cơ quan mà nó đang cần tiếp tế dinh dưỡng. 

Và cơ thể sẽ lại cố gắng hết mức có thể, thiếu dinh dưỡng, não lại phát tín hiệu cầu cứu để tim hoạt động mạnh mẽ hơn, làm huyết áp cao lên để đi tiếp tế, và chúng ta lại đưa thuốc hạ áp vào. Cứ lặp lại, dần dần, liều dùng thuốc sẽ cao dần hoặc là con người phải dùng thêm nhiều loại thuốc khác để chống đối với sự cố gắng của trái tim bé nhỏ. Thật là bi hài! Tim bạt mạng bơm máu, thuốc ồ ạt bơm vào để khống chế liều càng mạnh và nhiều chủng loại. Tim mệt rồi, không còn sức để làm việc nữa. Vậy phải làm sao đây? Tim bệnh rồi, lại thêm thuốc chữa bệnh tim chính là viễn cảnh đã được định nếu cứ mãi dùng thuốc hạ huyết áp. 

Tim là bộ tổng tư lệnh của cơ thể, chúng ta không ai muốn xảy ra chuyện như thế đúng không nào. Những điều thường ngày nhỏ bé chúng ta vốn không ý thức đã hại đến tim thậm chí nhiều trường hợp không có cách nào cứu chữa. Tổng kết bài, xin đưa ra những điều mà tim sợ nhất nhưng chúng ta hay làm gây tổn hại đến tim:.

  1. Tim sợ dùng thuốc trường kỳ, tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến cơ thể 
  2. Tim sợ ăn quá no, thường xuyên ăn quá độ
  3. Tim sợ trạng thái giận dữ, bốc đồng
  4. Tim sơ thường xuyên thức khuya
  5. Tim sợ vận động nặng quá độ kịch liệt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *