Trần bì- công dụng

Trần bì là gì?

Trần bì chẳng phải chỉ là vỏ cam khô sao? Tại sao có những loại trần bì đắt đỏ như thế?

Đúng là vỏ cam khô, nhưng sự thay đổi trong nó không chỉ là thay đổi lượng nước, mà là sự thay đổi của “thời gian”.

Thời gian thay đổi mọi thứ. Hầu như mọi thứ, qua thời gian đều hư hao thất thoát, nhưng có những thứ qua thời gian càng tích luỹ giá trị.

Ta thường nghe nói “nhân sâm ngàn năm, trần bì trăm năm”. Vỏ cam sau khi phơi mát, để 1 năm trở lên thì được gọi là trần bì. Trần bì để càng lâu giá trị càng cao.

Thông qua quá trình phơi mát, tinh dầu dễ bay hơi sẽ bay hơi dần đi, đồng thời quá trình lên men chậm giải phóng ra càng nhiều thành phần dược tính gọi là “trần hoá”.

Vỏ tươi hay trần bì đều có tác dụng đối với tiêu hoá, hoá đàm, trị ho, điều khí, ôn vị. Nhưng vỏ tươi chỉ có tác dụng giải biểu và tiêu chảy. Trần bì mới có tác dụng điều lý bên trong kiện tỳ và hoá ẩm.

Một điều kỳ diệu nữa của trần bì đó là tính “hùa theo”. Khi nó kết hợp với các vị thuốc bổ, nó làm phát huy mạnh hơn công hiệu bổ. Khi nó kết hợp với thuốc giải độc, nó cũng phát huy khả năng giải độc.  Do đó, trần bì thường được dùng kết hợp với rất nhiều nguyên liệu khác.

Theo khía cạnh gia vị thì trần bì cũng là một hương vị tuyệt vời. Người ta thường sử dụng trần bì dưới 3 năm làm hương liệu cho các món ăn, món bánh, thức ăn vặt.

Trần bì từ 5 năm trở lên mới được xem có dược tính. Và ít nhất là 8 năm thì dược tính mới được tính là cao.

Công dụng của trần bì

Trần bì vị cay nồng, tính ấm. Đặc tính công dụng chính của trần bì là:

  • Kiện tỳ ôn vị
  • Trừ táo, trục thấp
  • Hoá đờm ngừng ho
  • Lý khí an thần

Trần bì được biết đến với tác dụng chính như giúp lý khí, điều trung khai vị, làm khô ẩm, giải táo, hoá đàm. Bổ khí ích tỳ, giảm ho tiêu đờm, khử khí trừ nôn, làm dịu gan nhuận túi mật, điều hòa trung tiêu, hóa giải nhọt độc.

Nói cách khác, trần bì đối có hiệu quả với các chứng bệnh liên quan tới “khí” và “ẩm” như là khí trệ, đàm ẩm, hàn ẩm …

Chủ trị khí trệ và ẩm ướt tại tỳ vị gây căng tức ngực và cơ hoành, căng tức đau tại vùng thượng vị chướng bụng. Chán ăn, khó tiêu, buồn nôn,  tắc nghẽn khí phổi, ho nhiều đàm. Giúp lợi tiểu, vừa giúp nhuận tràng thông táo mà cũng có tác dụng với chứng phân lỏng tiêu chảy. Chữa bệnh viêm vú ở giai đoạn khởi phát.

Giúp hoà vị, khi dạ dày bất hoà gây buồn nôn, khó ngủ. Nếu nôn do dạ dày lạnh thì kết hợp với gừng. Nếu dạ dày do nhiệt nóng mà nôn thì có thể kết hợp với Ngô Trư Như (伍竹茹/Pinellia ternata ) và Hoàng Liên (/Poria cocos)

Chất pectin trong trần bì còn giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch khi chế độ ăn nhiều chất béo.

Pectin trong trần bì có thể làm giảm đáng kể sự lắng đọng lipid trong máu, bảo vệ mạch máu khỏi xơ cứng động mạch.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat.

Một số cách sử dụng đơn giản

Phương cách 1: Cháo trần bì giúp bổ chính khí dành cho người sau trị liệu.

Ở đây, sử dụng đặc tính bổ chính khí, điều tỳ vị của trần bì.

Cách làm: trần bì nấu cùng cháo (gạo/ kê/ hạt quinoa/ yến mạch…)

Món cháo này có thể bổ khí, kiện tỳ, hoà vị, thanh phế. Khi bị bệnh hay sau điều trị đều thích hợp dùng.

Phương cách 2: Nước trần bì, hành, gừng

Cuộc sống thường hay gặp các bệnh vặt liên quan đến đường hô hấp và tiêu hoá, như cảm phong hàn, ho đàm nhiều, tiêu hoá không tốt,… trừ các bệnh nghiêng thể nhiệt thì dùng một ít trần bì đều rất có ích.

Gốc hành lá, gừng nấu nước thêm trần bì sẽ tăng cường hiệu quả.

Cách làm: 3 lát gừng tươi bỏ vỏ, 3 gốc hành lá nguyên rễ, 1 tấm trần bì. Đun trần bì trước 1 lát 5 phút sau đó thêm gừng và gốc hành, nấu thêm 3 phút.

Phương cách 3: Trà trần bì

Dùng 1 đoá trần bì 3 cánh, rửa sạch dưới vòi nước. Nấu với  250ml nước cho sôi, đun thêm 3-5 phút là có thể dùng.

Có thể thêm vào nhãn nhục, hoa hồng, sơn tra…

Không nên để trà lâu quá 20 phút sẽ hoá đắng hương vị không ngon.

Phương cách 4: Canh trần bì trục thấp (loại ẩm)

  • Nguyên liệu: ý dĩ, xích tiểu đậu, khiếm thực mỗi thứ nửa chén. Trần bì 10-15 năm 1 miếng nguyên (3 cánh).
  • Cách nấu: ý dĩ, xích tiểu đậu, khiếm thực ngâm 2 tiếng. Trần bì rửa sạch, cạo bớt phần vỏ trắng bên trong. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi thêm nước ninh 1 tiếng. Không cần thêm bất cứ gia vị nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *